Khi đăng ký sáng chế, chủ thể nào sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký? Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới mấy hình thức?

Tôi muốn hỏi chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế? Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới mấy hình thức? Sáng chế đã công bố được xem là có tính mới khi nào? - Câu hỏi của bạn Minh Hào (An Giang).

Chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế?

Chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế?

Chủ thể nào được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Căn cứ theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế như sau:

(1) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế;

+ Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

+ Trong đơn đăng ký sáng chế người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;

+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

(2) Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Theo đó, điều kiện đầu tiên để chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký quyền sở hữu sáng chế phải là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó.

Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới mấy hình thức?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo đó, sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu dưới 02 hình thức, bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Sáng chế đã công bố được xem là có tính mới khi nào?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019) quy định tính mới của sáng chế như sau:

Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Theo đó, sáng chế được xem là có tính mới nếu:

+ Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Đăng ký sáng chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức nào? Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định như thế nào?
Pháp luật
Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia là gì? Thời hạn nộp đơn PCT vào giai đoạn quốc gia là khi nào theo quy định?
Pháp luật
Đơn đăng ký sáng chế không được thụ lý thì có được quyền phản đối và yêu cầu thẩm định lại không?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế vật liệu sinh học là mẫu nào? Đơn đăng ký sáng chế không thể mô tả đầy đủ được cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Được nộp Đơn đăng ký sáng chế mật dưới dạng điện tử không? Đơn đăng ký sáng chế mật bao gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Nhiều cá nhân cùng tạo ra một sáng chế thì việc đăng ký sáng chế được thực hiện khi tất cả đồng ý đúng không?
Pháp luật
Sáng chế mật là gì? Quy định về xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật?
Pháp luật
Việc thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế mật được thực hiện trong thời hạn bao lâu? Trường hợp giải mật đơn đăng ký sáng chế mật?
Pháp luật
Thủ tục yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của người thứ ba cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chỉ có tác giả tạo ra sáng chế mới có quyền đăng ký sáng chế đó đúng không? Người nộp đơn đăng ký sáng chế được yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký sáng chế
4,025 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký sáng chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký sáng chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào