Khi đã thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì việc bảo trì tài sản có phải sẽ do doanh nghiệp thực hiện không?
- Doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải sẽ có những quyền hạn gì?
- Khi đã thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì việc bảo trì tài sản có phải sẽ do doanh nghiệp thực hiện không?
- Doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể thực hiện bảo trì tài sản bằng các phương thức nào?
Doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải sẽ có những quyền hạn gì?
Theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp khi thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải sẽ có những quyền hạn như:
- Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo đúng quy định của pháp luật và theo Hợp đồng đã ký kết;
- Quyết định phương thức, biện pháp nhằm khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có hiệu quả;
- Được thu giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
- Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quyền khác của bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (Hình từ Internet)
Khi đã thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì việc bảo trì tài sản có phải sẽ do doanh nghiệp thực hiện không?
Căn cứ khoản 6 và khoản 8 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
6. Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin của bên cho thuê;
b) Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
c) Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
d) Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
...
8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bảo quản tài sản thuê khai thác (bao gồm cả đất, mặt nước); không để thất thoát, để lấn chiếm và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích; không được chuyển nhượng, bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
c) Thực hiện bảo trì tài sản đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại Hợp đồng ký kết;
d) Thanh toán tiền thuê quyền khai thác tài sản đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Hợp đồng; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo Hợp đồng đã ký kết mà doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng và chứng từ về việc nộp tiền của doanh nghiệp (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên cho thuê; cùng bên cho thuê giải quyết các vướng mắc phát sinh;
e) Giao lại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khi hết thời hạn Hợp đồng và các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
g) Định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Hợp đồng ký kết doanh nghiệp thuê quyền khai thác phải thông báo với cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hải được an toàn, thông suốt;
h) Thực hiện các nghĩa vụ khác của bên thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết.
...
Như vậy, khi đã thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thì trách nhiệm bảo trì tài sản sẽ thuộc về phía doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể thực hiện bảo trì tài sản bằng các phương thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:
Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo phương pháp định mức kinh tế - kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.
Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo chất lượng thực hiện.
b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:
Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
c) Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
...
Theo đó, tùy vào thỏa thuận hợp đồng thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải mà doanh nghiệp phải thực hiện việc bảo trì tài sản theo đúng quy định.
Tùy vào tình hình thực tế, loại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải mà doanh nghiệp có thể thực hiện bảo trì tài sản theo chất lượng thực hiện, bảo trì theo khối lượng thực tế hoặc bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?