Khi cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân do vi phạm hành chính thì việc xác minh thông tin về tài khoản bị cưỡng chế được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ tiền từ tài khoản của cá nhân trong vi phạm hành chính. Cho tôi hỏi khi cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân do vi phạm hành chính thì việc xác minh thông tin về tài khoản bị cưỡng chế được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Nam An ở Hà Giang.

Khi cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân do vi phạm hành chính thì việc xác minh thông tin về tài khoản bị cưỡng chế được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế như sau:

Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản thì đề nghị người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin. Người được cung cấp thông tin có trách nhiệm bảo mật những thông tin được cung cấp.
2. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản về tên tổ chức tín dụng, nơi mở tài khoản, số tài khoản của mình tại tổ chức tín dụng khi có yêu cầu.

Theo quy định trên, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản do vi phạm hành chính có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản thì đề nghị người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin.

Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản được quy định thế nào?

Theo Điều 16 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản như sau:

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản
1. Cung cấp các thông tin bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại tổ chức tín dụng của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
3. Trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì tổ chức tín dụng thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
4. Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.
5. Nếu trong tài khoản của cá nhân, tổ chức còn số dư mà tổ chức tín dụng không thực hiện việc trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế khấu trừ của người có thẩm quyền thì tổ chức tín dụng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức tín dụng nơi cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản có những trách nhiệm được quy định tại Điều 16 nêu trên.

Trong đó có trách nhiệm cung cấp các thông tin bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại tổ chức tín dụng của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Đồng thời giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Thủ tục thu tiền khấu trừ do áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về thủ tục thu tiền khấu trừ như sau:

Thủ tục thu tiền khấu trừ
1. Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
2. Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.

Như vậy, việc khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.

Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.

Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đổ bê tông vào gốc cây xanh trong đô thị bị phạt bao nhiêu tiền? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện về việc phát hiện và xử lý ra sao?
Pháp luật
Cơ sở tiêm chủng không tư vấn cho người được tiêm chủng về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có bị đình chỉ hoạt động khi cho thuê giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không?
Pháp luật
Đất trồng rừng bị bỏ hoang trong thời gian bao lâu thì người sử dụng đất sẽ bị mất quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Xếp hàng hóa không được sự đồng ý của cơ quan hải quan bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có được tạm giữ thẻ Căn cước công dân của cá nhân để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Quán cà phê hoạt động không đúng dưới hình thức doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi cung cấp thông tin người cho tinh trùng bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định?
Pháp luật
Bệnh nhân không cung cấp đúng thông tin về tình trạng sức khỏe có bị phạt tiền hay không theo quy định?
Pháp luật
Giật hụi là gì? Người giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính
3,749 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào