Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan nào?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp có diện tích tối thiểu bao nhiêu?
- Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan nào?
- Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động thì địa điểm này có bị chấm dứt hoạt động?
Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp có diện tích tối thiểu bao nhiêu?
Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu được quy định tại Điều 31 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa phải có diện tích khu đất tối thiểu 50.000 m2. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 20.000 m2.
2. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm làm thủ tục hải quan vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
Như vậy, theo quy đinh của pháp luật thì Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu là 20.000 m2.
Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan nào? (Hình từ internet)
Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan nào?
Khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan được quy định tại Điều 34 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP như sau:
Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn
1. Trường hợp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao;
d) Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.
2. Trình tự, thủ tục, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng hoạt động thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp, tạm dừng hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi có nhu cầu mở rộng địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến Tổng cục Hải quan.
Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động thì địa điểm này có bị chấm dứt hoạt động?
Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động được quy định tại Điều 35 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động;
d) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
đ) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định đóng cảng cạn.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật khi quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn vào hoạt động thì địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?