Khi chuyển giao hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có cần phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm mới được chuyển giao hay không?
Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về quyền hạn của bên mua bảo hiểm cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
c) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
e) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
g) Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, bên mua bảo hiểm có các quyền cụ thể theo quy định nêu trên.
Trong đó, bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Khi chuyển giao hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có cần phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm mới được chuyển giao hay không? (Hình từ Internet)
Khi chuyển giao hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có cần phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm mới được chuyển giao hay không?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm như sau:
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
2. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định nêu trên thì bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Riêng đối với việc chuyển giao bảo hiểm nhân thọ phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
Như vậy, chỉ khi bên mua bảo hiểm chuyển giao bảo hiểm nhân thọ thì mới cần phải có sự đống ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.
Ngoài ra, để nhận chuyển giao bảo hiểm thì nên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bằng văn bản, ngoại trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Có bắt buộc phải thương lượng khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hay không?
Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì các tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm giữa các bên phải được giải quyết thông qua phương thức thương lượng.
Trong trường hợp các bên tranh chấp không thể thương lượng được thì tranh chấp có thể được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?