Khi chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ cần thống nhất những nội dung gì đối với bên viện trợ?
- Khi chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ cần thống nhất những nội dung gì đối với bên viện trợ?
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ nào?
- Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ khoản viện trợ có cần phải thông báo cho bên viện trợ hay không?
Khi chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ cần thống nhất những nội dung gì đối với bên viện trợ?
Khi chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ cần thống nhất những nội dung đối với bên viện trợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ
1. Không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận thông tin của Bên viện trợ, cơ quan chủ quản giao một đơn vị trực thuộc làm chủ khoản viện trợ.
2. Chủ khoản viện trợ phối hợp với Bên viện trợ để thống nhất các nội dung chính của khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ gồm: hình thức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, số lượng và giá trị phân bổ, cách thức và địa điểm tiếp nhận và các nội dung khác liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ phối hợp với bên viện trở để thống nhất những nội dung chính của khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp bao gồm:
- Hình thức viện trợ;
- Giá trị khoản viện trợ;
- Số lượng và giá trị phân bổ;
- Cách thức và địa điểm tiếp nhận;
- Các nội dung khác liên quan.
Khi chuẩn bị tiếp nhận viện trợ thì chủ khoản viện trợ cần thống nhất những nội dung gì đối với bên viện trợ? (Hình từ internet)
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ nào?
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ có nội dung được quy định tại Điều 8 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
1. Thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo, các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
b) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
2. Trình tự phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
a) Cơ quan chủ quản gửi văn bản kèm theo hồ sơ trình phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan thông qua hình thức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức lấy ý kiến khác và tổng hợp ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến:
- An ninh;
- Quốc phòng;
- Tôn giáo;
- Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản;
- Các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật;
Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ khoản viện trợ có cần phải thông báo cho bên viện trợ hay không?
Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ khoản viện trợ có cần phải thông báo cho bên viện trợ được quy định tại Điều 9 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
Thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
1. Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ khoản viện trợ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông báo cho Bên viện trợ về quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trình cơ quan chủ quản ban hành văn bản thông báo tới các cơ quan liên quan để phối hợp tiếp nhận viện trợ;
c) Thông báo cho các cơ quan, địa phương có liên quan về kế hoạch hoạt động đối với viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng hình thức cung cấp chuyên gia và động vật hỗ trợ đi cùng;
d) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng hàng hóa: Chủ khoản viện trợ thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và các thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật;
đ) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng tiền: Chủ khoản viện trợ mở tài khoản tiếp nhận viện trợ (đối với trường hợp chưa có tài khoản tiếp nhận viện trợ) hoặc thông báo tài khoản với Bên viện trợ (đối với trường hợp đã có tài khoản tiếp nhận viện trợ) để tiếp nhận tiền hỗ trợ. Khoản viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng ngoại tệ phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được cấp phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được cấp phép theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ khoản viện trợ có trách nhiệm thông báo cho bên viện trợ về quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?