Khi bị xử phạt vi phạm hành chính có thể đóng tiền phạt qua tài khoản của Kho bạc không? Hay cần phải đến đóng trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước?
- Khi bị xử phạt vi phạm hành chính có thể đóng tiền phạt qua tài khoản của Kho bạc không? Hay cần phải đến đóng trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước?
- Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong bao lâu?
- Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không?
Khi bị xử phạt vi phạm hành chính có thể đóng tiền phạt qua tài khoản của Kho bạc không? Hay cần phải đến đóng trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính như sau:
Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
...
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người nộp phạt vi phạm hành chính không bắt buộc nộp phạt tại Kho bạc nhà nước mà có thể nộp qua tài khoản ngân hàng của Kho bạc nhà nước, nộp cho người xử lý vi phạm tùy từng trường hợp cụ thể.
Đối chiếu với trường hợp bị cảnh sát giao thông xử phạt với hành vi vượt đèn đỏ và không đội nón bảo hiểm thì bạn có thể nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng Kho bạc nhà nước.
Khi bị xử phạt vi phạm hành chính có thể đóng tiền phạt qua tài khoản của Kho bạc không? Hay cần phải đến đóng trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước? (Hình từ Internet)
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong bao lâu?
Căn cứ theo theo Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Như vậy, thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là trong 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi rõ thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo thời hạn đó.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo thì có được hoãn thi hành quyết định phạt tiền không?
Căn cứ theo theo Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền.
Theo đó, để được hoãn thi hành quyết định phạt tiền thì cá nhân phải có đủ các điều kiện sau:
- Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên.
- Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
+ Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
+ Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Do đó, trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi có đầy đủ các điều kiện trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?