Khi bị kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông người đại diện của doanh nghiệp viễn thông có thể ủy quyền cho người khác làm việc với đoàn kiểm tra không?
- Khi bị kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông người đại diện của doanh nghiệp viễn thông có thể ủy quyền cho người khác làm việc với đoàn kiểm tra không?
- Công tác kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông được thực hiện vào thời gian nào?
- Doanh nghiệp vi phạm việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông không ký vào biên bản kiểm tra thì biên bản có hiệu lực không?
Khi bị kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông người đại diện của doanh nghiệp viễn thông có thể ủy quyền cho người khác làm việc với đoàn kiểm tra không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về việc doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị cho việc kiểm tra như sau:
Doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị cho việc kiểm tra
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản phải làm việc với đoàn kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.
2. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; cung cấp và giải trình kịp thời số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm về nội dung của các số liệu, tài liệu do mình cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Theo đó, nếu vì vấn đề công việc mà không thể có mặt tại ngày cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản để người được ủy quyền làm việc với đoàn kiểm tra.
Phía doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung, tài liệu, số liệu và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; cung cấp và giải trình kịp thời số liệu, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm về nội dung của các số liệu, tài liệu do mình cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Khi bị kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông người đại diện của doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác làm việc với đoàn kiểm tra không? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông được thực hiện vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về kế hoạch kiểm tra việc quả lý chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Kế hoạch kiểm tra
1. Cục Viễn thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các doanh nghiệp viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông trong tháng một hàng năm. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra do Cục Viễn thông ban hành, các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý trong tháng hai hàng năm.
2. Cục Viễn thông, các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh chồng chéo.
Theo quy định thì Cục Viễn thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra đối với các doanh nghiệp viễn thông trong tháng một hàng năm.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra do Cục Viễn thông ban hành, các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý trong tháng hai hàng năm.
Như vậy, thời gian mà cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp sẽ được thực hiện từ tháng hai hàng năm trở đi.
Doanh nghiệp vi phạm việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông không ký vào biên bản kiểm tra thì biên bản có hiệu lực không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về trình tự kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp như sau:
Trình tự kiểm tra
1. Cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định đối với từng đợt kiểm tra trong đó nêu rõ thành phần đoàn kiểm tra; nội dung, thời gian kiểm tra và gửi doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra trước ngày tiến hành kiểm tra ít nhất là bảy (07) ngày làm việc.
2. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị.
3. Nếu phát hiện có vi phạm các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông thì đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan kiểm tra phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, kết quả kiểm tra.
Trường hợp doanh nghiệp có vi phạm về việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông nhưng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?