Khi bắt buộc phải sử dụng biện pháp xử lý đối với viên chức ngoại giao thì việc xử lý đó cần được tiến hành như thế nào?
- Khi bắt buộc phải sử dụng biện pháp xử lý đối với viên chức ngoại giao thì việc xử lý đó cần được tiến hành như thế nào?
- Chức năng của viên chức ngoại giao chấm dứt trong những trường hợp nào?
- Viên chức ngoại giao được miễn những loại thuế và lệ phí nào của Nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người?
Khi bắt buộc phải sử dụng biện pháp xử lý đối với viên chức ngoại giao thì việc xử lý đó cần được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo 3 Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Như vậy, không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Chức năng của viên chức ngoại giao chấm dứt trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 43 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Các chức năng của viên chức ngoại giao chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Nước cử đi thông báo cho Nước tiếp nhận rằng những chức năng của viên chức ngoại giao đó đã chấm dứt;
b) Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử đi, theo Đoạn 2 của Điều 9 rằng nước này từ chối việc thừa nhận viên chức ngoại giao đó là thành viên của cơ quan đại diện.
Như vậy, chức năng của viên chức ngoại giao chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Nước cử đi thông báo cho Nước tiếp nhận rằng những chức năng của viên chức ngoại giao đó đã chấm dứt;
- Nước tiếp nhận thông báo cho Nước cử đi, theo Đoạn 2 của Điều 9 rằng nước này từ chối việc thừa nhận viên chức ngoại giao đó là thành viên của cơ quan đại diện.
Viên chức ngoại giao được miễn những loại thuế và lệ phí nào của Nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người?
Căn cứ Điều 34 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của Nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người hoặc hiện vật, trừ:
a) Thuế gián thu, là thuế thông thường vẫn được tính gộp vào giá hàng hoá hoặc công dịch vụ;
b) Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao không sở hữu bất động sản đó trên danh nghĩa Nước cử đi để phục vụ cho cơ quan đại diện.
c) Thuế và lệ phí thừa kế do Nước tiếp nhận thu, trừ những quy định nêu ở Đoạn 4 của Điều 39.
d) Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập tư nhân có nguồn gốc ở Nước tiếp nhận và thuế đánh vào vốn đầu tư các cơ sở thương mại đóng tại Nước tiếp nhận.
e) Thuế và lệ phí thu về việc trả công các dịch vụ cụ thể;
f) Các lệ phí trước bạ, chứng thư, toà án, cầm cố và cước tem về bất động sản, trừ các quy định nêu ở Điều 23.
Theo đó, viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của Nhà nước, khu vực hay thành phố đánh vào người hoặc hiện vật trừ những khoản được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?