Khâu nối cơ thắt hậu môn chống chỉ định khi nào? Các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ được tiến hành như thế nào?

Cho hỏi khâu nối cơ thắt hậu môn chống chỉ định khi nào? Bên cạnh đó thì các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ được tiến hành như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phong đến từ Đồng Tháp.

Khâu nối cơ thắt hậu môn chống chỉ định khi nào?

Khâu nối cơ thắt hậu môn là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thương tổn co tròn quá rộng, trên mọt nửa chu vi hậu môn
- Vết thương chua lành hẳn (< 4 tháng)
- Mất tự chủ hậu môn do nguyên nhân thần kinh. Người bệnh già yếu, cơ thắt nhão, kém trương lực.
- Nhiễm trùng vùng hậu môn, tầng sinh môn.
...

Theo đó, khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ có những trường hợp chống chỉ định như sau:

- Thương tổn co tròn quá rộng, trên mọt nửa chu vi hậu môn

- Vết thương chua lành hẳn (< 4 tháng)

- Mất tự chủ hậu môn do nguyên nhân thần kinh. Người bệnh già yếu, cơ thắt nhão, kém trương lực.

- Nhiễm trùng vùng hậu môn, tầng sinh môn.

Trực tràng

Khâu nối cơ thắt hậu môn (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ được tiến hành như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Phụ khoa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hay gây tê vùng. Thường gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật: (Đối với kỹ thuật tạo hình cơ thắt của Musset có bài riêng)
- Đường rạch vòng theo nếp hậu môn hay ở mép hậu môn hoặc đường rạch hình nan hoa.
- Lấy sẹo ở da và niêm mạc.
- Phẫu tích các khối co tròn khỏi tổ chức xo dính.
- Khâu co tròn hậu môn: nối trực tiếp bằng các mũi chữ U, chỉ chạm tiêu như Vicryl 2.0 hay số 0. Kiểm tra ống hậu môn không hẹp.
- Khâu niêm mạc hậu môn. Khâu từ trong ra ngoài, thường dùng chỉ chạm tiêu như vicryl 4.0. Có thể khâu vắt hoặc khâu mũi rời.
- Khâu lớp dưới da và da.
...

Theo đó, các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu môn bao gồm các bước:

Bước 1. Tư thế: Phụ khoa

Bước 2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hay gây tê vùng. Thường gây tê tủy sống.

Bước 3. Kỹ thuật: (Đối với kỹ thuật tạo hình cơ thắt của Musset có bài riêng)

- Đường rạch vòng theo nếp hậu môn hay ở mép hậu môn hoặc đường rạch hình nan hoa.

- Lấy sẹo ở da và niêm mạc.

- Phẫu tích các khối co tròn khỏi tổ chức xo dính.

- Khâu co tròn hậu môn: nối trực tiếp bằng các mũi chữ U, chỉ chạm tiêu như Vicryl 2.0 hay số 0. Kiểm tra ống hậu môn không hẹp.

- Khâu niêm mạc hậu môn. Khâu từ trong ra ngoài, thường dùng chỉ chạm tiêu như vicryl 4.0. Có thể khâu vắt hoặc khâu mũi rời.

- Khâu lớp dưới da và da.

Như vậy, khi thực hiện khâu nối cơ thắt hậu môn thì phải tuân thủ theo quy định trên.

Việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi thực hiện khâu nối cơ thắt hậu môn ra sao?

Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
...
VI. THEO DÕI
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
2. Xử trí tai biến:
- Bí đái: Thông đái, chú ý vô khuẩn.
- Chảy máu: Thay băng kiểm tra. Nếu cần thiết phải cầm máu.
- Đau tại vết mổ: Dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc tai chỗ. Hạn chế đặt gạc trong lòng ống hậu môn.
- Phòng hẹp hậu môn, nhất là sau mổ cắt trĩ, phải bảo tồn lớp niêm mạc hậu môn đủ và được nuôi dưỡng tốt.
+ Theo dõi tại vết mổ: Chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: Thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
- Thường cho kháng sinh 7 ngày loại metronidazol. Nuôi dưỡng tĩnh mạch 4 - 5 ngày. Dùng giảm đau loại paracetamol. Cho thuốc làm táo phân 3 ngày. Ví dụ loại Immodium 2 - 4 viên/ngày. Bắt đầu an trở lại sau mổ 4 - 5ngày. Khi đó lại cho thuốc nhuận tràng.
- San sóc tại chỗ: Giữ sạch vết mổ (sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô).
Không ngâm rửa hậu môn tránh bục đường khâu.
- Nên đạt sonde bàng quang 3 ngày để thuận tiện cho việc giữ vệ sinh vùng mổ.
- Sau mổ 4 tuần hướng dẫn người bệnh tạp cơ thắt bằng các đọng tác đon giản như nín thắt co tròn trong đọng tác đại tiện.

Theo đó, việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi thực hiện khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ được thực hiện như trên.

Phẫu thuật Tiêu hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi được hay không? Cần lưu ý những gì trước và sau khi cắt ruột thừa nội soi?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản là gì? Khâu vết thương thực quản sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản có các bước tiến hành như thế nào? Khâu vết thương thực quản chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dẫn lưu áp xe trung thất là gì? Dẫn lưu áp xe trung thất được chỉ định đối với người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
75 tuổi có được cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng không? Cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng sẽ có các bước tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là gì? Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực chỉ định khi nào?
Pháp luật
Mở ngực thăm dò là gì? Có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò khi người bệnh bị chấn thương tim hay không?
Pháp luật
Không thể thực hiện lấy dị vật thực quản đường bụng trong trường hợp nào? Ai là người thực hiện lấy dị vật và quy trình các bước kỹ thuật sẽ ra sao?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không cắt thực quản là gì? Tạo hình sẽ chỉ định thực hiện với người bệnh khi nào?
Pháp luật
Lấy dị vật thực quản đường bụng sẽ được chỉ định trong trường hợp nào? Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật Tiêu hóa
1,580 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Tiêu hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phẫu thuật Tiêu hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào