Khảo sát hiện trạng công trình là gì? Nhà thầu thực hiện khảo sát có được từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát?
Khảo sát hiện trạng công trình là gì? Khảo sát hiện trạng công trình là một loại hình khảo sát xây dựng đúng không?
Tham khảo: TẢI VỀ Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình (trước khi phá dỡ công trình)
Khảo sát hiện trạng công trình được hiểu là quá trình đánh giá, kiểm tra và ghi nhận các thông tin thực tế về một công trình xây dựng hiện có. Mục đích của việc khảo sát này là để hiểu rõ các yếu tố liên quan đến công trình, bao gồm tình trạng kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cơ điện, môi trường xung quanh và các yếu tố ảnh hưởng khác.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Để biết khảo sát hiện trạng công trình có phải là một loại hình khảo sát xây dựng hay không thì có thể căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Loại hình khảo sát xây dựng
1. Khảo sát địa hình.
2. Khảo sát địa chất công trình.
3. Khảo sát địa chất thủy văn.
4. Khảo sát hiện trạng công trình.
5. Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khảo sát hiện trạng công trình là một trong các loại hình khảo sát xây dựng.
Khảo sát hiện trạng công trình là gì? Nhà thầu thực hiện khảo sát có được từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát? (Hình từ Internet)
Nhà thầu thực hiện khảo sát hiện trạng công trình xây dựng có được từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát không?
Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, nhà thầu thực hiện khảo sát hiện trạng công trình xây dựng có quyền từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát theo quy định.
Ngoài ra, nhà thầu thực hiện khảo sát hiện trạng công trình xây dựng còn có các quyền như sau:
- Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
- Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh các quyền nêu trên, nhà thầu thực hiện khảo sát hiện trạng công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
- Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Quyền của chủ đầu tư trong trong khảo sát xây dựng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Xây dựng 2014, quyền của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng như sau:
- Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
- Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
- Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?