Khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô thực hiện tối thiểu bao nhiêu vụ? Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô như thế nào?
Khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô thực hiện tối thiểu bao nhiêu vụ? Cần bố trí bao nhiêu điểm thí nghiệm?
Căn cứ theo tiết 5.1.1 và tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.1.1 Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
5.1.2 Điểm khảo nghiệm
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
...
Như vậy, tiến hành khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô tối thiểu 02 vụ có điều kiện tương tự.
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
Khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô (Hình từ Internet)
Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
...
5.1.3 Bố trí thí nghiệm
Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
- Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
- Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
5.1.4 Các biện pháp kỹ thuật
Áp dụng theo TCVN 13381-2: 2021
Theo quy định trên, bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính khác biệt giống ngô như sau:
- Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
- Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
+ Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
+ Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
Phương pháp đánh giá tính khác biệt giống ngô như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp đánh giá
5.2.1 Yêu cầu chung
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây ngô. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số theo quy định tại Phụ lục C. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.
Đối với dòng tự phối và các giống lai đơn: tất cả các đánh giá trên các cây riêng biệt được tiến hành trên 10 cây hoặc các bộ phận của 10 cây đó trên một lần nhắc lại, các quan sát khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
Đối với các giống lai khác lai đơn: tất cả các đánh giá trên các cây riêng biệt được tiến hành trên 20 cây hoặc các bộ phận của 20 cây đó trên một lần nhắc lại, các quan sát khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
Đối với giống thụ phấn tự do: tất cả các đánh giá trên các cây riêng biệt được tiến hành trên 40 cây hoặc các bộ phận của 40 cây đó trên một lần nhắc lại, các quan sát khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
5.2.2 Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng khác biệt rõ ràng với giống tương tự.
Đối với tính trạng QL và PQ giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau thì được coi là khác biệt.
Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp quan sát (VS, VG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 2 mã số thì được coi là khác biệt.
Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp đo đếm (MS, MG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 1 mã số và bằng 1 khoảng cách trong thang điểm của giống điển hình hoặc dựa vào giá trị LSD ở độ tin cậy tối thiểu 95 % thì được coi là khác biệt.
...
Như vậy, tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng khác biệt rõ ràng với giống tương tự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Ngày 23 tháng 12 âm 2025 thứ mấy?
- Đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt đi xe đạp không đèn chiếu sáng theo Nghị định 168/2024?
- Lễ mừng thọ là gì? Mẫu kịch bản dẫn chương trình lễ mừng thọ xuân Ất Tỵ? Tham khảo mẫu kịch bản?
- Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế quý 4/2024? Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý 4/2024 vào thời gian nào?