Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì? Khi kết hôn có yêu cầu giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân không?

Trước khi kết hôn, nam và nữ thường đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Vậy khám sức khỏe tiền hôn nhân có nghĩa là gì? Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì? Khi kết hôn, có yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân hay không?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân có nghĩa là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 có giải thích rằng:

Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản).

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì? Khi kết hôn có yêu cầu giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân không?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì? Khi kết hôn có yêu cầu giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân không? (Hình từ Internet)

Và khoản 5 Điều 4 Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 nêu rõ:

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ.

- Khám sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện ra bệnh, tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời như bệnh viêm gan B, HIV, hay các bệnh di truyền, bệnh tim, bệnh về đường tình dục …

- Khám cơ quan sinh sản nhằm phát hiện những bất thường về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục; các bệnh viêm nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì?

Căn cứ tại Điều 10 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 cụ thể:

Các bước tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân như sau:
1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính.
Khách hàng khám sức khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, …, xuất tinh, ..); tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
2. Bước 2: Khám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế
a. Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
b. Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.
b1. Đối với nữ giới
- Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.
- Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.
- Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chuẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng.
b2. Đối với nam giới
- Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh LTQĐTD sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.
- Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.
b3. Khám cận lâm sàng
- Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
- Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.
3. Bước 3: Khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ
4. Bước 4: Kết luận về kết quả khám sức khỏe.
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ trực tiếp khám ký giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe và kết luận thực trạng sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn.

Như vậy, khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám:

* Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

* Khám lâm sàng theo các chuyên khoa:

- Đối với nữ giới

+ Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.

+ Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.

+ Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng.

- Đối với nam giới

+ Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.

+ Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.

*Khám cận lâm sàng:

- Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).

- Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.

- Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.

- Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.

Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.

Khi kết hôn có yêu cầu giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, cụ thể:

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 fNghị định 123/2015/NĐ-CP; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;

- Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

Theo các căn cứ trên, điều kiện đăng ký kết hôn và giấy tờ xuất trình khi đăng ký kết hôn không bắt buộc yêu cầu khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Như vậy cho đến thời điểm hiện tại, không có quy định pháp luật về bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Vì thế, khi kết hôn không yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

36 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào