Khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện có phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Theo tôi được biết, khi các doanh nghiệp thực hiện dự án có khai thác tài nguyên nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình thì sẽ được Nhà nước tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Tuy nhiên, đối với công trình sản xuất thủy điện là nhằm phục vụ cho mục đích chung thì tôi không biết có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước luôn hay không? Công trình chưa đưa vào vận hành thì thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính như thế nào? Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là bao nhiêu?

Khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện có phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP, trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nêu cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

- Đối với khai thác nước mặt:

+ Khai thác nước mặt để phát điện;

+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

- Đối với khai thác nước dưới đất:

+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;

+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.

Những trường hợp trên được hướng dẫn cụ thể về mục đích thực hiện theo Mục 1 Công văn 3995/TCT-DNL năm 2017 như sau:

"1. Bám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước để xác định các trường hợp được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Đối với khai thác nước mặt:
+ Khai thác nước mặt để phát điện;
+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.
- Đối với khai thác nước dưới đất:
+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi;
+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hàng năm (theo tháng, quý hoặc năm là do chủ giấy phép đăng ký với Kho bạc nhà nước địa phương) theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước."

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP quy định một số mục đích sử dụng nước được dùng làm căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:

"a) Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện;
b) Khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;
d) Khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hè tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác;
đ) Khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc."

Như vậy, khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện là một trong những trường hợp phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Khai thác tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện

Khai thác tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện

Công trình chưa đưa vào vận hành thì thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính như thế nào?

Thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP như sau:

"4. Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy phép, tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực;
b) Trường hợp công trình chưa vận hành, tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế."

Có thể thấy, đối với trường hợp công trình chưa được vận hành trên thực tế, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ được tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 42/2021/NĐ-CP, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện được quy định cụ thể như sau:

"Điều 8. Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (G)
1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện."

Theo đó, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện bằng 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.

Như vậy, khai thác tài nguyên nước vì mục đích sản xuất thủy điện là một trong những trường hợp phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Trường hợp công trình chưa đưa vào vận hành trên thực tế, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ được tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Khai thác tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước liên quan đến đập, hồ chứa được quy định như thế nào theo Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước mới nhất 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như thế nào?
Pháp luật
Viên chức là đội trưởng tổ điều tra cơ bản tài nguyên nước thì được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc bao nhiêu?
Pháp luật
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm mục đích gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu là căn cứ để xem xét các nhiệm vụ nào theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Trình tự thực hiện một cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo Thông tư 04/2024/TT-BNTMT được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước được quy định như thế nào theo Luật Tài nguyên nước 2024?
Pháp luật
Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
3,191 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước Khai thác tài nguyên nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào