Khai thác khoáng sản không kim loại có phải đóng thuế tài nguyên hay không? Nếu có thì công thức tính thuế là gì?

Khoáng sản không kim loại là gì? Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với khoáng sản không kim loại ở đất liền? Khai thác khoáng sản không kim loại có phải đóng thuế tài nguyên hay không? Nếu có thì công thức tính thuế là gì? Câu hỏi của anh H (Vinh).

Khoáng sản không kim loại là gì? Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với khoáng sản không kim loại ở đất liền?

Hiện nay Luật Khoáng sản 2010 cũng như các văn bản liên quan chưa giải thích thế nào là khoáng sản không kim loại.

Tuy nhiên, khoáng sản không kim loại hay khoáng sản phi kim loại có thể được mô tả là khoáng sản không bao gồm kim loại. Một số ví dụ về khoáng sản phi kim loại là đá vôi, mangan, mica, thạch cao, than đá, dolomit, phốt phát, muối, đá granit, v.v.

Khoáng sản phi kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để sản xuất các sản phẩm khác nhau; mica được sử dụng trong ngành điện và điện tử, đá vôi được sử dụng nhiều trong ngành xi măng. Chúng cũng được sử dụng trong sản xuất phân bón và vật liệu chịu lửa sản xuất.

Dẫn chiếu đến Điều 38 Luật Khoáng sản 2010 quy định về diện tích khu vực thăm dò khoáng sản như sau:

Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
...
2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với loại hoặc nhóm khoáng sản được quy định như sau:
...
b) Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than, bauxit, khoáng sản không kim loại ở đất liền có hoặc không có mặt nước, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
...

Theo quy định này thì diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với khoáng sản không kim loại ở đất liền là không quá 100 kilômét vuông (km2), trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Khai thác khoáng sản không kim loại có phải đóng thuế tài nguyên hay không? Nếu có thì công thức tính thuế là gì?

Khai thác khoáng sản không kim loại có phải đóng thuế tài nguyên hay không? Nếu có thì công thức tính thuế là gì? (hình từ internet)

Khai thác khoáng sản không kim loại có phải đóng thuế tài nguyên hay không?

Tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Khoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
...

Đồng thời tại Điều 2 Nghị định 50/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tài nguyên thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, bao gồm:
1. Khoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
...

Như vậy, khai thác khoáng sản không kim loại phải đóng thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế tài nguyên khi khai thác khoáng sản không kim loại?

Tại Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC có quy định căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Cũng theo quy định này thì thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất thuế tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trong đó, thuế suất thuế tài nguyên áp dụng với khoáng sản không kim loại được quy định tại Điều 7 Luật Thuế tài nguyên 2009, cụ thể như sau:

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất

(%)

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

3 - 10

2

Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh

5 - 15

3

Đất làm gạch

5 - 15

4

Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa

7 - 20

5

Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)

7 - 20

6

Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh

7 - 15

7

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng

5 - 15

8

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)

3 - 10

9

Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

4 - 20

10

Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

6 - 20

11

Than nâu, than mỡ

6 - 20

12

Than khác

4 - 20

13

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

16 - 30

14

E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen

16 - 30

15

Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

12 - 25

16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

12 - 25

17

Khoáng sản không kim loại khác

4 - 25

Về giá tính thuế tài nguyên khi khai thác khoáng sản không kim loại sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế tài nguyên 2009, cụ thể:

- Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:

+ Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;

+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;

+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

+ Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;

+ Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

Như vậy, tùy loại khoáng sản phi kim loại mà mức thuế tài nguyên cần phải đóng cũng sẽ khác nhau.

Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bao gồm những ai? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,896 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào