Khả năng huy động vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp đúng không?
Khả năng huy động vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án phát triển cụm công nghiệp
1. Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Nhu cầu diện tích mặt bằng, các điều kiện về địa lý, giao thông và nguồn lực để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
d) Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
đ) Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.
...
Như vậy, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh là một trong những cơ sở để xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp.
Khả năng huy động vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp đúng không? (hình từ internet)
Phương án phát triển cụm công nghiệp có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định phương án phát triển cụm công nghiệp có những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;
(2) Đánh giá hiện trạng đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tình hình sản xuất kinh doanh; công tác xử lý và bảo vệ môi trường;
Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cụm công nghiệp; hiệu quả kinh tế - xã hội của các cụm công nghiệp đã quy hoạch; công tác quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
(3) Dự báo các yếu tố tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch; dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp, khả năng quỹ đất phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh; dự báo nhu cầu lao động làm việc tại các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;
(4) Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch;
(5) Xây dựng Danh mục các cụm công nghiệp dự kiến phát triển trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch, gồm:
- Tên gọi, địa điểm (đến cấp xã; đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư lân cận, di tích lịch sử quốc gia, sông, hồ; chỉ bố trí các cụm công nghiệp cạnh nhau khi có sự liên kết về ngành, nghề đầu tư, xử lý môi trường, năng lượng,… giữa các cụm công nghiệp),
- Quy mô diện tích, ngành nghề hoạt động.
Thuyết minh chi tiết từng cụm công nghiệp, trong đó nêu rõ:
+ Hiện trạng đất đai (trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,…);
+ Ngành nghề hoạt động (định hướng ưu tiên các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ ưu tiên sản xuất của địa phương hoặc địa phương lân cận);
+ Giải trình cơ sở điều chỉnh, bổ sung cụm công nghiệp vào Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn; dự kiến tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
(6) Thể hiện nội dung hiện trạng, quy hoạch các cụm công nghiệp dự kiến phát triển trong hệ thống các bản đồ của quy hoạch tỉnh;
(7) Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch (gồm: Huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; bảo vệ môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện).
Việc xây dựng, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 32/2024/NĐ-CP thì việc xây dựng, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh được thực hiện như sau:
(1) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thành phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 4; có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án phát triển cụm công nghiệp.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tỉnh xử lý, tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh, lấy ý kiến đối với quy hoạch tỉnh (trong đó có phương án phát triển cụm công nghiệp) theo quy định của pháp luật về quy hoạch để hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Nội dung quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh thể hiện phương án phát triển cụm công nghiệp có danh mục các cụm công nghiệp trong kỳ quy hoạch gồm tên gọi, địa điểm, quy mô diện tích cụm công nghiệp và nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?