Kết quả tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên có được xem là một nội dung đánh giá thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục không?
- Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục?
- Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên được quy định thế nào?
- Kết quả tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên có được xem là một nội dung đánh giá thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục không?
Có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục?
Theo Điều 6 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định có 08 hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục bao gồm:
- Phát triển văn hóa đọc; tổ chức hoạt động tại thư viện nhà trường, phòng đọc, phòng tra cứu; trang bị tủ sách tại các lớp học; tìm hiểu tri thức văn hóa thông qua hệ thống sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về văn hóa - xã hội; tổ chức tìm hiểu về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.
- Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, sáng tạo thẩm mỹ như: văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác; hoạt động thể thao, trò chơi giải trí...
- Tổ chức tuyên truyền, cổ động thông qua các hình thức: Bảng tin, áp phích, khẩu hiệu, các ấn phẩm; đài phát thanh, trang thông tin, tranh cổ động và các hình thức khác phù hợp.
- Tổ chức giao lưu giữa học sinh, sinh viên trong nước và ngoài nước; tổ chức xã hội khác.
- Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim định kỳ cho học sinh, sinh viên; tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.
- Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa khác phù hợp với pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên được quy định thế nào?
Hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT và Điều 8 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên như sau:
(1) Các sở giáo dục và đào tạo
- Xây dựng kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức hoạt động văn hóa thường xuyên trong các cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này.
- Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan ở địa phương trong việc thực hiện Thông tư này.
(2) Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa thường xuyên cho học sinh, sinh viên.
- Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên, các nguồn thu hợp pháp khác; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa trong trường học và tham gia cấp cụm, cấp quốc gia theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan quản lý của địa phương; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các tổ chức khác trong trường để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Thông tư.
Kết quả tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên có được xem là một nội dung đánh giá thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Kết quả triển khai thực hiện Thông tư Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục của các đơn vị hằng năm là một nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục.
2. Căn cứ kết quả tham gia các hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục có hình thức khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo có thành tích xuất sắc trong việc tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa.
3. Những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hội diễn, liên hoan văn nghệ các cấp được khen thưởng, được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định hiện hành.
4. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các điều khoản khi triển khai, thực hiện Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì kết quả triển khai tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục của các đơn vị hằng năm là một nội dung đánh giá thi đua khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?