Kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có nội dung gì?
- Kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có nội dung gì?
- Kết luận thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi đến ai?
- Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tổng kết những nội dung gì?
Kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 37 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Kết luận thanh tra
1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày người ra quyết định thanh tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc thanh tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
2. Kết luận thanh tra (Mẫu số 03/KL-TT) phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra;
b) Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra;
c) Kết luận về nội dung thanh tra;
d) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý;
e) Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
...
Theo quy định trên, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày người ra quyết định thanh tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
Kết luận thanh tra chuyên ngành theo Mẫu số 03/KL-TT, mẫu này bị thay thế bởi Mẫu số 03/KL-TT ban hành kèm theo điểm e khoản 4 Điều 1 Quyết định 704/QĐ-BHXH năm 2018 phải có các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra;
- Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra;
- Kết luận về nội dung thanh tra;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý;
- Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
Tải mẫu Kết luận thanh tra chuyên ngành tại đây: Tải về
Kết luận thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi đến ai?
Theo khoản 4 Điều 37 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Kết luận thanh tra
...
3. Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra lựa chọn theo quy định của pháp luật.
4. Kết luận thanh tra phải gửi đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Trường hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Khoản 5, Điều 26 thì trong kết luận thanh tra phải có nội dung kết luận về kiểm tra.
Như vậy, việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam do người ra quyết định thanh tra lựa chọn theo quy định của pháp luật.
Kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải gửi đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tổng kết những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
1. Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm tổ chức họp đoàn để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra, nội dung tổng kết như sau:
a) Đánh giá kết quả thanh tra đạt được so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;
b) Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra; giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, quy tắc ứng xử của người được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra;
c) Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra;
d) Những kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra (nếu có).
2. Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
Như vậy, sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức họp đoàn để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra, nội dung tổng kết như sau:
- Đánh giá kết quả thanh tra đạt được so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra;
- Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra; giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, quy tắc ứng xử của người được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra;
- Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra;
- Những kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra (nếu có).
Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?