Kê khai giá là gì? Không kê khai giá hàng hóa thuộc diện phải kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Kê khai giá là gì?
Theo khoản 14 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
14. Kê khai giá là việc tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này gửi thông báo mức giá sau khi định giá, điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
...
Như vậy, kê khai giá là việc tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này gửi thông báo mức giá sau khi định giá, điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
Kê khai giá là gì? Không kê khai giá hàng hóa thuộc diện phải kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Những hàng hóa nào phải thực hiện kê khai giá?
Theo Điều 28 Luật Giá 2023 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Kê khai giá
1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
3. Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
4. Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều này.
…
Như vậy, hàng hóa phải thực hiện kê khai giá bao gồm:
- Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá;
- Hàng hoá do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
- Hàng hóa thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa thực hiện kê khai giá.
Không kê khai giá hàng hóa thuộc diện kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 12 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung hoặc không đúng mẫu của văn bản kê khai giá.
2. Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại văn bản kê khai đủ các nội dung hoặc đúng mẫu đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Như vậy, hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
- Không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa thuộc diện kê khai giá có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa thuộc diện kê khai giá có thể bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Không kê khai giá từ 21 hàng hóa thuộc diện kê khai giá trở lên có thể bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Ngoài ra, còn buộc thực hiện kê khai đối với các mức giá đã thực hiện với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?