Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non do ai xây dựng và phê duyệt? Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non có những nội dung gì?

Cho tôi hỏi, kế hoạch tự đánh giá trường mầm non do ai xây dựng và phê duyệt? Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non phải có những nội dung gì? Trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát sinh vấn đề chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh ké hoạch không? Câu hỏi của anh Tùng Dương tại Tp. Hồ Chí Minh.

Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non do ai xây dựng và phê duyệt?

Theo tiểu mục 2 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non như sau:

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
...
2. Lập kế hoạch tự đánh giá
Kế hoạch TĐG do Hội đồng TĐG xây dựng và có các nội dung theo Phụ lục 1. Chủ tịch Hội đồng phê duyệt kế hoạch TĐG.
Kế hoạch TĐG phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, cần xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Hội đồng TĐG, nhóm thư ký, các nhóm công tác và từng cá nhân. Kế hoạch TĐG cần nêu rõ nội dung từng hoạt động, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, tránh chung chung, hình thức.
...

Theo quy định trên, kế hoạch tự đánh giá trường mầm non do Hội đồng tự đánh giá xây dựng. Và Chủ tịch Hội đồng phê duyệt kế hoạch tự đánh giá.

Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non phải có những nội dung gì?

Cũng tại tiểu mục 2 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn thì kế hoạch tự đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, cần xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký, các nhóm công tác và từng cá nhân.

Kế hoạch tự đánh giá cần nêu rõ nội dung từng hoạt động, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, tránh chung chung, hình thức.

Nội dung Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non theo Phụ lục 1 Kèm theo Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018:

kế hoạch 2 Một phần nội dung Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non

Như vậy, nội dung Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non gồm các phần chính sau:

I. Mục đích tự đánh giá

II. Phạm vi tự đánh giá

III. Công cụ tự đánh giá

IV. Hội đồng tự đánh giá

V. Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá (nếu có)

VI. Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài chính,...) và thời điểm cần huy động/cung cấp

VII. Dự kiến thuê chuyên gia tư vấn để giúp Hội đồng triển khai TĐG (nếu có)

VIII. Lập Bảng danh mục mã minh chứng

IX. Thời gian và nội dung hoạt động.

Tải về Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non tại đây: Tải về.

tự đánh giá 2

Tự đánh giá trường mầm non (Hình từ Internet)

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch tự đánh giá trường mầm non phát sinh vấn đề chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh kế hoạch không?

Cũng theo tiểu mục 2 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn thì trong quá trình thực hiện Kế hoạch TĐG, nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh và bổ sung.

Hội đồng tự đánh giá trường mầm non do ai quyết định thành lập? Hội đồng tự đánh giá gồm những ai?

Theo tiểu mục 1 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn thành lập hội đồng tự đánh giá như sau:

QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
...
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá
a) Hiệu trưởng trường mầm non ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG. Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng TĐG được quy định tại Điều 25 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Như vậy, hiệu trưởng trường mầm non ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá. Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng tự đánh giá theo quy định tại Điều 24 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Hội đồng có ít nhất 07 thành viên.

- Thành phần của hội đồng tự đánh giá gồm:

+ Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;

+ Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;

+ Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;

+ Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá trường mầm non được quy định tại Điều 25 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, cụ thể:

- Về nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá trường mầm non:

+ Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

+ Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;

+ Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

- Hội đồng tự đánh giá trường mầm non có quyền tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Đồng thời:

+ Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường;

+ Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.

Trường mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tại trường mầm non, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là bao nhiêu trẻ theo quy định?
Pháp luật
Chuyển đổi trường mần non tư thục sang trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có cần văn bản cam kết của nhà đầu tư không?
Pháp luật
Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không? Gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Trường mầm non có phải thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục không? Quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Yêu cầu về tính an toàn của học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do ai thành lập? Hội đồng có tối thiểu bao nhiêu người?
Pháp luật
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mầm non là gì? Yêu cầu về tính an toàn, tính giáo dục của học liệu tự làm?
Pháp luật
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trường mầm non thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện xong tự đánh giá trường mầm non, hồ sơ lưu trữ gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ tự đánh giá trường mầm non là bao lâu?
Pháp luật
Định mức vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường mầm non công lập là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mầm non
763 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường mầm non
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: