Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích gì?
- Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích gì?
- Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị để phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?
- Hoạt động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong công tác giám định tư pháp do cơ quan nào thực hiện?
Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 154/QĐ-BXD năm 2024 thì kế hoạch được ban hành nhằm mục đích và yêu cầu sau:
Mục đích của kế hoạch:
- Tăng cường hiệu quả công tác Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Yêu cầu đối với kế hoạch:
- Triển khai đồng bộ, đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, gắn với việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tiêu cực và thực hiện văn hóa, đạo đức công vụ.
- Xác định phòng chống tham nhũng, tiêu cực là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ quan, đơn vị.
- Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế; trong đó phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện cụ thể.
Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị để phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 154/QĐ-BXD năm 2024 thì hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị để phòng chống tham nhũng gồm:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát tài sản, thu nhập; nâng cao nhận thức, trách nhiệm giám sát của công chức, viên chức, người lao động về công tác minh bạch tài sản, thu nhập.
- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ chủ trì, các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện.
- Thời hạn thực hiện: thường xuyên trong năm.
Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và chế độ báo cáo về công tác kê khai, công khai theo quy định.
- Đơn vị thực hiện: các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Thời hạn thực hiện: tiến độ theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai; tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định; triển khai kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của Bộ Xây dựng.
- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ chủ trì, các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện báo cáo gửi Thanh tra Bộ.
- Thời hạn thực hiện: công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện thường xuyên; tiến độ các công tác khác theo quy định pháp luật.
Hoạt động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong công tác giám định tư pháp do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục II Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 154/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
...
6. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác giám định tư pháp
Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác giám định, định giá tài sản các vụ án, vụ việc theo phân công; nâng cao chất lượng công tác giám định, định giá tài sản phục vụ phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC. Tập trung thực hiện các kế hoạch, chỉ thị, văn bản của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ về công tác giám định tư pháp[6].
- Đơn vị thực hiện: Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chủ trì; các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thời hạn thực hiện: theo kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, công tác phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong công tác giám định tư pháp trong kế hoạch phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chủ trì thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?