Kế hoạch phát triển chợ do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành? Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ?
Kế hoạch phát triển chợ do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành?
Thẩm quyền ban hành kế hoạch phát triển chợ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kế hoạch phát triển chợ
1. Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ.
Lưu ý:
Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn.
Kế hoạch phát triển chợ do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành? Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ bao gồm những gì?
Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kế hoạch phát triển chợ
...
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
b) Mục tiêu;
c) Nhiệm vụ, giải pháp;
d) Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
đ) Tổ chức thực hiện.
Theo đó, nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
- Mục tiêu;
- Nhiệm vụ, giải pháp;
- Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
- Tổ chức thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 6 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Chợ được đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
- Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.
- Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ.
- Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, chính sách xã hội hóa đầu tư theo các quy định của pháp luật.
- Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư, điều kiện sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?