Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu đã được phê duyệt thì có thể tiến hành điều chỉnh hay không?
Việc kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu sẽ dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nội dung kiểm tra định kỳ như sau:
Nội dung kiểm tra định kỳ
Nội dung kiểm tra định kỳ được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 125 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Điểm a Khoản 4 Điều 95 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Theo quy định trên thì nội dung kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu;
- Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;.
- Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
- Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
- Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt;
- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi về công tác đấu thầu.
Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu đã được phê duyệt thì có thể tiến hành điều chỉnh hay không? (Hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu đã được phê duyệt thì có thể tiến hành điều chỉnh hay không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về việc điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ như sau:
Lập, Điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
1. Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm sau trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Danh sách các đơn vị được kiểm tra, dự án/kế hoạch mua sắm (nếu có) sẽ tiến hành kiểm tra;
b) Thời gian thực hiện kiểm tra;
c) Phạm vi và nội dung kiểm tra;
d) Đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có).
2. Trường hợp cần Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
3. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ của các cơ quan kiểm tra ở địa phương) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
Như vậy, trường hợp kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu đã được phê duyệt thi vẫn có thể tiền hành điều chỉnh.
Đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
Kế hoạch kiểm tra định kỳ điều chỉnh được gửi đến đơn vị được kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ của các cơ quan kiểm tra ở địa phương) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
Ngoài kế hoạch kiểm tra định kỳ ra thì còn cần điều kiện gì để có thể ra Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về điều kiện để ra Quyết định kiểm tra như sau:
Lập, trình và phê duyệt Quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra được lập khi có một trong các căn cứ sau:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt;
b) Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra đột xuất.
2. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ để tiến hành kiểm tra;
b) Thành phần Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên);
c) Tổ chức thực hiện kiểm tra, bao gồm các nội dung sau đây:
- Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra;
- Trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
d) Thời gian kiểm tra;
đ) Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra;
3. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Quyết định kiểm tra để làm cơ sở thực hiện kiểm tra.
Theo quy định thì Quyết định kiểm tra được lập khi có một trong các căn cứ sau:
(1) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt;
(2) Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra đột xuất.
Như vậy, nếu đã đáp ứng được điều kiện về kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh thì không cần phải có ý kiến chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?