Kế hoạch an ninh tàu biển là gì? Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS được quy định như thế nào?

Mỗi tàu biển khi vận chuyển hàng hóa, hành khách phải xây dựng kế hoạch an ninh tàu biển. Vậy kế hoạch an ninh tàu biển là gì? Tại Việt Nam thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển được thực hiện như thế nào? Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS được quy định ra sao?

Kế hoạch an ninh tàu biển là gì?

Mục 2 Phần A Phụ lục của Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về anh ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2002 (gọi tắt là Bộ luật ISPS) định nghĩa như sau:

Kế hoạch an ninh tàu là một bản kế hoạch được xây dựng để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp trên tàu nhằm bảo vệ người trên tàu, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, dự trữ của tàu hoặc tàu khỏi các rủi ro của một sự cố an ninh.

Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển

Điều 5 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển như sau:

(1) Trình tự thực hiện

- Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn chỉnh.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII.

(2) Cách thức thực hiện

Công ty tàu biển nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

(3) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

01 Giấy đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục X và 02 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

(4) Thời hạn giải quyết

Phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp Chứng thư phê duyệt chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển.

(5) Yêu cầu điều kiện: Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS.

(6) Phí và lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Điều 4 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí như bảng sau:

Phí và lệ phí

Theo đó, phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển có mức phí 5 triệu đồng. Trong đó:

Tàu nhóm I là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 GT trở lên và không phải là tàu thuộc nhóm loại II.

Tàu nhóm II là tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, giàn di động hoạt động tuyến quốc tế.

(căn cứ Điều 3 Thông tư 246/2016/TT-BTC).

An ninh Tàu biển

An ninh Tàu biển

Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS được quy định như thế nào?

Mục 9 Phần A Phụ lục của Bộ luật ISPS quy định kế hoạch an ninh tàu như sau:

"9.1. Mỗi tàu phải có một bản Kế hoạch An ninh Tàu do Chính quyền Hành chính phê duyệt. Kế hoạch phải chuẩn bị cho 3 cấp độ an ninh như được định nghĩa trong phần này của Bộ luật.

9.1.1. Theo các điều khoản của mục 9.2.1, một tổ chức an ninh được công nhận có thể soạn thảo kế hoạch an ninh cho một tàu cụ thể.

9.2. Chính quyền Hành chính có thể ủy quyền cho một tổ chức an ninh được công nhận việc soát xét và phê duyệt Kế hoạch An ninh Tàu, hoặc các bổ sung sửa đổi đối với một kế hoạch đã được phê duyệt trước đó.

9.2.1. Trong các trường hợp đó tổ chức an ninh được công nhận, khi tiến hành soát xét và phê duyệt một Kế hoạch An ninh Tàu hoặc bổ sung sửa đổi kế hoạch an ninh cho một tàu cụ thể, phải không được liên quan tới việc chuẩn bị đánh giá an ninh tàu hoặc soạn thảo kế hoạch an ninh tàu hoặc các bổ sung sửa đổi đang được soát xét.

9.3. Bản kế hoạch an ninh tàu đệ trình, hoặc các bổ sung sửa đổi của kế hoạch đã được duyệt trước đó, để phê duyệt phải kèm theo bản đánh giá an ninh tàu làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoặc các bổ sung sửa đổi, đã được xây dựng.

9.4. Bản kế hoạch an ninh đó phải được xây dựng, theo hướng dẫn đưa ra ở phần B của Bộ luật này, và được viết bằng ngôn ngữ làm việc của tàu. Nếu ngôn ngữ đó không phải là tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha, thì phải bao gồm cả phần dịch ra một trong các ngôn ngữ nói trên. ít nhất kế hoạch phải đề cập đến các yếu tố sau:

.1. các biện pháp phòng ngừa việc sử dụng và việc vận chuyển trái phép trên tàu các vũ khí, các thiết bị và hóa chất nguy hiểm chống lại con người, tàu hoặc bến cảng.

.2. chỉ ra các khu vực hạn chế và các biện pháp ngăn ngừa tiếp cận trái phép;

.3. các biện pháp ngăn ngừa việc tiếp cận tàu trái phép;

.4. các qui trình đối phó với các mối đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh, bao gồm các quy định duy trì những hoạt động quan trọng của tàu hoặc giao tiếp tàu/ cảng;

.5. các qui trình để tuân thủ hướng dẫn an ninh ở cấp độ an ninh cấp 3 do Chính phủ Ký kết có thể thiết lập;

.6. các qui trình sơ tán trong trường hợp có mối đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;

.7. nhiệm vụ của nhân viên trên tàu được giao trách nhiệm an ninh và của các nhân viên khác về phương diện an ninh;

.8. các qui trình đánh giá các hoạt động an ninh;

.9. các qui trình đào tạo, huấn luyện và thực tập theo kế hoạch;

.10. các qui trình phối hợp với các hoạt động an ninh của bến cảng;

.11. các qui trình cho việc soát xét định kỳ kế hoạch an ninh và cập nhật;

.12. các qui trình báo cáo các sự cố an ninh;

.13. nhận biết Sĩ quan An ninh Tàu;

.14. nhận biết Nhân viên An ninh Công ty bao gồm các các chi tiết liên lạc trong 24/24 giờ;

.15. các qui trình để đảm bảo kiểm tra, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị an ninh được trang bị cho tàu, nếu có;

.16. tần suất thử hoặc hiệu chuẩn thiết bị an ninh được trang bị cho tàu, nếu có;

.17. nhận biết các vị trí có trang bị các điểm tác động hệ thống báo động an ninh tàu*; và

.18. các qui trình và các hướng dẫn sử dụng hệ thống báo động an ninh tàu, bao gồm việc thử, tác động, tắt và đặt lại và hạn chế các báo động sai.*

9.4.1. Người thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ các hoạt động an ninh được chỉ ra trong kế hoạch an ninh hoặc đánh giá việc thực thi kế hoạch phải độc lập với các hoạt động được đánh giá trừ khi không thể thực hiện được do qui mô và đặc tính của Công ty hoặc tàu.

9.5. Chính quyền Hành chính phải xác định những thay đổi nào đối với một Kế hoạch An ninh Tàu đã được phê duyệt hoặc đối với bất kỳ thiết bị an ninh quy định trong bản kế hoạch đã được phê duyệt không được thực thi trừ khi các bổ sung sửa đổi liên quan đối với bản kế hoạch được Chính quyền Hành chính phê duyệt. Mọi thay đổi đó phải ít nhất có hiệu quả như các biện pháp được quy định trong chương XI-2 và phần này của Bộ luật.

9.5.1. Đặc tính của những thay đổi đối với Kế hoạch An ninh Tàu hoặc thiết bị an ninh mà đã được Chính quyền Hành chính phê duyệt, đặc biệt, theo mục 9.5, phải được lập hồ sơ theo cách chỉ rõ việc phê duyệt đó. Hồ sơ phê duyệt phải sẵn có trên tàu và phải trình cùng với Giấy chứng nhận Quốc tế về An ninh Tàu biển (hoặc Giấy chứng nhận Quốc tế về An ninh Tàu biển Tạm thời). Nếu các thay đổi đó là tạm thời, khi các biện pháp được phê duyệt ban đầu được xác lập lại, thì không cần thiết phải giữ lại trên tàu các hồ sơ phê duyệt đó nữa.

9.6. Kế hoạch an ninh có thể được lưu giữ ở dạng điện tử. Trong trường hợp đó phải có các qui trình bảo vệ nhằm mục đích ngăn ngừa việc sửa đổi, phá hủy hoặc xóa trái phép.

9.7. Kế hoạch an ninh phải được bảo vệ khỏi sự tiếp cận trái phép hoặc để lộ.

9.8. Các nhân viên được Chính phủ Ký kết ủy quyền thực hiện các biện pháp kiểm soát và thực hiện theo quy định XI-2/9 không được quyền kiểm tra các Kế hoạch An ninh Tàu, trừ trường hợp nêu trong mục 9.8.1.

9.8.1. Nếu các nhân viên được Chính phủ Ký kết ủy quyền có bằng chứng rõ ràng để tin rằng tàu không tuân thủ theo các quy định của chương XI-2 hoặc phần A của Bộ luật này, và cách duy nhất để kiểm tra hoặc khắc phục sự không phù hợp là soát xét các yêu cầu liên quan của bản Kế hoạch An ninh Tàu, chỉ với sự đồng ý của Chính phủ Ký kết hoặc thuyền trưởng của tàu, thì có thể được phép tiếp cận hạn chế tới một số phần cụ thể của bản kế hoạch liên quan đến sự không phù hợp. Tuy nhiên các quy định trong bản kế hoạch liên quan tới mục 9.4, tiểu mục .2, .4, .5, .7, .15, .17, và .18 trong phần này của Bộ luật phải được xem là thông tin bí mật và không chịu sự kiểm tra trừ khi được các Chính phủ Ký kết liên quan đồng ý."

Theo đó, để được phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển thì kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Kế hoạch an ninh tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển mới nhất 2024 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất 2024? Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
6,229 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển Kế hoạch an ninh tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch an ninh tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào