Hướng dẫn về cộng gộp từng phần - Partial Cumulation trong ATIGA? Áp dụng cộng gộp từng phần ATIGA có được cấp CO form D?
Hướng dẫn về cộng gộp từng phần - Partial Cumulation trong ATIGA?
Hướng dẫn về cộng gộp từng phần - Partial Cumulation trong ATIGA được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT:
Để thực hiện khoản 2 Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT:
Tại khoản 2 Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT quy định như sau: Điều 6. Cộng gộp 1. Trừ khi có những quy định khác tại Hiệp định ATIGA, hàng hoá có xuất xứ của một Nước thành viên, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hoá đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của Nước thành viênnơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó diễn ra. 2. Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40% (bốn mươi phần trăm), hàm lượng này sẽ được cộng gộp (sử dụng tiêu chí RVC) theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn 20% ( hai mươi phần trăm). Các hướng dẫn thực hiện được quy định tại Phụ lục VI. |
Theo đó:
(1) Hàng hoá được cộng gộp từng phần nếu ít nhất 20% (hai mươi phần trăm) hàm lượng giá trị khu vực (RVC) của hàng hoá có nguồn gốc từ nước thành viên nơi diễn ra quá trình sản xuất hoặc gia công hàng hoá đó.
(2) RVC của hàng hoá quy định tại khoản 1 Phụ lục này sẽ được tính theo công thức quy định tại Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT, cụ thể như sau:
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trực tiếp như sau:
RVC | = | [Chi phí nguyên vật liệu ASEAN + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Các chi phí khác + Lợi nhuận] x100% _______________________________________________ Trị giá FOB |
hoặc
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) gián tiếp như sau:
RVC | = | [Trị giá FOB - Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ] x100% _______________________________________________ Trị giá FOB |
Trong đó, để tính toán RVC:
a) Chi phí nguyên vật liệu ASEAN là trị giá CIF của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá có xuất xứ do người sản xuất mua hoặc tự sản xuất;
b) Trị giá nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ là:
- Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu có thể được chứng minh; hoặc
- Giá mua đầu tiên của các hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến;
c) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác cho người lao động có liên quan đến quá trình sản xuất;
d) Việc tính toán chi phí phân bổ trực tiếp bao gồm, nhưng không giới hạn bởi:
- Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi suất);
- Các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy, bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá);
- Các chi phí tiện ích (năng lượng, điện, nước và các chi phí tiện ích khác đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất);
- Nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;
- Khuôn rập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị;
- Tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến máy móc hoặc quy trình sản xuất có bản quyền hoặc quyền sản xuất);
- Kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hoá, lưu trữ và sắp xếp trong nhà máy;
- Xử lý các chất thải có thể tái chế;
- Và các yếu tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên vật liệu như chi phí cảng, chi phí thông quan hải quan và thuế nhập khẩu; và
đ) Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã được định nghĩa tại Điều 1, cụ thể:
“FOB” là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này sẽ được tính theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về việc thực thi Điều VII của GATT 1994 như đã quy định trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Trị giá FOB được xác định bằng cách cộng giá trị của các nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, lợi nhuận và các chi phí khác.
Lưu ý:
(1) Các Nước thành viên chỉ được sử dụng một phương pháp để tính RVC. Các Nước thành viên được linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Việc kiểm tra RVCbởiNước thành viên nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cần dựa trên phương pháp tính toán mà Nước thành viên xuất khẩu đang áp dụng.
(2) Để xác định RVC, các Nước thành viên sẽ áp dụng chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí như quy định tại Phụ lục V.
Tải về Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực
(3) Nguyên vật liệu mua trong nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước đó sẽ được coi là đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ quy định tại phụ lục này; các nguyên vật liệu mua trong nước từ các nguồn khác sẽ phải chịu sự kiểm tra về xuất xứ theo Hiệp định trị giá Hải quan đối với mục đích xác định xuất xứ.
(6) Trị giá hàng hoá theo phụ lục này sẽ được xác định phù hợp với các quy định tại Hiệp địnhTrị giá Hải quan.
(7) Việt Nam áp dụng công thức tính gián tiếp quy định tại điểm b khoản 1 điều này để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA.
Hướng dẫn về cộng gộp từng phần - Partial Cumulation trong ATIGA? (Hình từ Internet)
Áp dụng cộng gộp từng phần ATIGA có được cấp CO form D?
Theo hướng dẫn về cộng gộp từng phần - Partial Cumulation trong ATIGA được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT thì:
Hàng hoá xuất khẩu áp dụng các quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT này phải có CO hợp lệ, có đánh dấu √ vào ô “Partial Cumulation” thuộc ô số 13.
Hay nói cách khác, áp dụng cộng gộp từng phần ATIGA vẫn được cấp CO form D
Lưu ý:
- Hàng hoá xuất khẩu áp dụng các quy định cộng gộp từng phần không được hưởng ưu đãi thuế quan của nước thành viên nhập khẩu.
- Các quy định liên quan của Phụ lục VII(*), bao gồm cả Điều 18 và Điều 19, áp dụng cho CO được cấp nhằm mục đích cộng gộp từng phần.
Phụ lục VII(*) bị thay thế bởi bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT
Tải về Phụ lục I - Cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT
Tải về Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu?
Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT, cụ thể như sau:
CO form D phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CO form D cụ thể như sau:
1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau:
BN: | Bru-nây | MM: | Mi-an-ma |
KH: | Cam-pu-chia | PH: | Phi-lip-pin |
ID: | In-đô-nê-xi-a | SG: | Xinh-ga-po |
LA: | Lào | TH: | Thái Lan |
MY: | Ma-lai-xi-a |
c) Nhóm 3: gồm 02 ký tự cuối của năm cấp C/O. Ví dụ: cấp năm 2020 sẽ ghi là “20”;
d) Nhóm 4: mã số của tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các tổ chức cấp C/O;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2022 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 22/02/00006.
4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).
5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
...
Tải về bản đầy đủ Hướng dẫn kê khai CO form D cho hàng hóa xuất khẩu
Tải về Mẫu CO form D quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?