Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội chính xác, nhanh nhất? Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội?
Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội chính xác, nhanh nhất?
(1) Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên website BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam có địa chỉ trang web là https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Trên trang chủ bạn tìm chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" thường nằm trong khoảng giữa của trang web.
Bước 3: Bạn chọn "Tra cứu mã số BHXH" và nhập đầy đủ các thông tin tra cứu cần thiết.
Đối với trường hợp tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng CCCD/CMND. Bạn cần nhập đầy đủ và chính xác các thông tin gồm:
- Tỉnh/TP;
- Số CCCD/CMND;
- Họ tên có dấu.
Sau đó, tích chọn vào ô "Tôi không phải người máy".
Bước 4: Chọn "Tra cứu" để xem bảng kết quả. Mã số BHXH tương ứng với số CCCD đăng ký với cơ quan BHXH được hiển thị ở cột "Mã số BHXH"
(2) Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trên VssID
Trường hợp 1: Người tham gia đã có tài khoản VssID và muốn tra cứu mã số BHXH của mình. Trong trường hợp này mã số BHXH cũng chính là tài khoản đăng nhập vào VssID.
Trường hợp 2: Người tham gia chưa đăng ký tài khoản VssID.
Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng VssID về điện thoại.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản thông qua tài khoản định danh. Tại thanh công cụ chọn mục "Tra cứu". Sau đó chọn "Tra cứu mã số BHXH"
Bước 3: Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết để tra cứu gồm có: Tỉnh - TP; Họ và tên (đầy đủ có dấu).
Bước 4: Chọn mục "Số chứng minh nhân dân" sau đó nhập số CCCD/CMND ở bên dưới.
Bước 5: Nhấn nút "Tìm kiếm" để xem bảng kết quả tra cứu. Mã số BHXH tương ứng với số CCCD đã đăng ký với cơ quan BHXH ở cột "Mã số BHXH".
Lưu ý:
Căn cứ tại khoản 2.13 Điều 2 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì Mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội chính xác, nhanh nhất? Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
+ Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định như nào?
Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?