Hướng dẫn sử dụng có phải là thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm không?
- Hướng dẫn sử dụng là gì?
- Hướng dẫn sử dụng có phải là thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm không?
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người có bắt buộc phải thể hiện thông tin hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm không?
Hướng dẫn sử dụng là gì?
Hướng dẫn sử dụng được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hóa là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại;
Theo đó, hướng dẫn sử dụng là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.
Hướng dẫn sử dụng là gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng có phải là thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm không?
Các thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm được quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Các thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm
Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết:
1. Tên hàng hóa;
2. Hạn sử dụng;
3. Cảnh báo an toàn (nếu có);
4. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
5. Hướng dẫn sử dụng.
Theo đó, hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết:
- Tên hàng hóa;
- Hạn sử dụng;
- Cảnh báo an toàn (nếu có);
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Hướng dẫn sử dụng.
Như vậy, hướng dẫn sử dụng là một trong những thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm.
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người có bắt buộc phải thể hiện thông tin hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm không?
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người phải có thông tin được quy định theo Phụ lục I kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
TT | TÊN NHÓM HÀNG HÓA | NỘI DUNG BẮT BUỘC |
... | ... | ... |
10 | Vi chất dinh dưỡng | a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Thành phần; d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”. |
11 | Nguyên liệu thực phẩm | a) Tên nguyên liệu; b) Định lượng; c) Ngày sản xuất; d) Hạn sử dụng; đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản. |
12 | Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người | a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc; b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc; c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”; d) Quy cách đóng gói; đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu; g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất; h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định. |
13 | Trang thiết bị y tế | a) Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; b) Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế; c) Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; đối với trang thiết bị y tế là máy móc, thiết bị ghi năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất; d) Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế. |
14 | Mỹ phẩm | a) Định lượng; b) Thành phần hoặc thành phần định lượng; c) Số lô sản xuất; d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; g) Thông tin, cảnh báo. |
... | ... | ... |
Như vậy đối với thuốc và nguyên liệu làm thuốc dùng cho người không bắt buộc phải thể hiện thông tin hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?