Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho?

Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho? Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán nội dung gì theo quy định?

Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

Hướng dẫn hương pháp kế toán hàng tồn kho:

(1) Phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.

Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa.

Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.

Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp...) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao...

(2) Phương pháp kiểm kê định kỳ:

- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ

=

Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ

+

Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ

-

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).

- Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

- Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...).

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.

Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho?

Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho? (Hình từ Internet)

Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán nội dung gì?

Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho được quy định tại Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho
...
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
12. Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
...

Theo đó, kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

- Hàng mua đang đi trên đường;

- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;

- Sản phẩm dở dang;

- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;

- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

Lưu ý: Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.

Hàng tồn kho
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?
Pháp luật
Điều kiện để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm nào?
Pháp luật
07 chứng từ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200? Hướng dẫn lập? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel Thông tư 200? Tải Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel ở đâu?
Pháp luật
Kế toán hàng tồn kho là gì? Hướng dẫn kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho?
Pháp luật
Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ?
Pháp luật
Những khoản thuế nào được tính vào giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp? Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh nội dung gì?
Pháp luật
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm những chi phí nào? Những chi phí nào không được tính vào giá gốc hàng tồn kho?
Pháp luật
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp xả hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì chi phí này được ghi nhận như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng tồn kho
816 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng tồn kho

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng tồn kho

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào