Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Có bắt buộc phải sao kê tài khoản khi kêu gọi ủng hộ hay không?
Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam?
>>Xem thêm: Cách check var sao kê MTTQ Việt Nam qua TK Vietinbank và Vietcombank mới nhất?
>> Tại sao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải sao kê toàn bộ số tiền ủng hộ bão lũ do bão số 3 gây ra?
Các văn bản quy định pháp luật hiện hành chưa định nghĩa cụ thể về sao kê, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản sao kê là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu ngân hàng cung cấp một bản tóm tắt các giao dịch tài chính của một tài khoản ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP thì thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây:
- Thông tin về tài khoản;
- Thông tin về tiền gửi;
- Thông tin về tài sản gửi;
- Thông tin về giao dịch;
- Thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.
Đồng thời, thông tin về giao dịch của khách hàng là thông tin phát sinh từ các giao dịch của khách hàng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây:
- Chứng từ giao dịch;
- Thời điểm giao dịch;
- Số lượng giao dịch;
- Giá trị giao dịch;
- Số dư giao dịch và các thông tin có liên quan khác.
(Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP)
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã sao kê tài khoản ngân hàng hơn 12.000 trang ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3.
Xem chi tiết file sao kê Tải
Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam?
(1) Chu kỳ sao kê
Chu kỳ sao kê cho biết phạm vi sao kê bắt đầu từ ngày nào và kết thúc từ ngày nào.
Theo sao kê của ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thực hiện từ ngày 01/09/2024 đến ngày 10/09/2024.
(2) Thông tin của chủ tài khoản
Tên, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ gửi thư điện tử của chủ tài khoản sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hang để xác minh bảng sao kê này chính xác của người yêu cầu sao kê.
(3) Thông tin Ngân hàng
Thông tin này bao gồm tên, số điện thoại, trang web của ngân hàng và các thông tin quan trọng khác về thời gian và cách thức liên hệ với ngân hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
(4) Thông tin hoạt động tài khoản
Từ bản sao kê ngân hàng, có thể quan sát chi tiết về mọi giao dịch ngân hàng đã diễn ra qua tài khoản.
- Ngày giao dịch (cột 1) là ngày mà ngân hàng thực tế xử lý giao dịch.
- Số tiền ghi nợ (cột 2) là các khoản tiền rút ra từ tài khoản.
- Số tiền ghi có (cột 3) là các khoản tiền nhận vào tài khoản.
- Số dư (cột 4) là số dư tài khoản.
- Nội dung chi tiết (cột 5) là nội dung chuyển khoản của người ủng hộ.
* Lưu ý: Thông tin về Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Có bắt buộc phải sao kê tài khoản khi kêu gọi ủng hộ hay không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải sao kê tài khoản khi kêu gọi ủng hộ hay không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về như sau:
Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
Theo đó, tổ chức tín dụng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
Như vậy, trường hợp kêu gọi ủng hộ không thuộc các trường hợp trên thì không bắt buộc phải sao kê tài khoản tuy nhiên việc sao kê giúp minh bạch thông tin tạo uy tín cho cá nhân, tổ chức kêu gọi ủng hộ cũng như tạo niềm tin cho những người ủng hộ.
Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định ra sao?
Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 2 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 cụ thể như sau:
(1) Quyền của thành viên tổ chức
- Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;
- Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;
- Tham gia các Hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
(2) Trách nhiệm của thành viên tổ chức
- Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan;
- Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?