Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo quy định pháp luật hiện nay? Cơ sở y tế như thế nàomới đủ điều kiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo quy định?

Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định cấm tuyệt đối điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, không phân biệt uống ít hay nhiều miễn điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà uống rượu bia thì người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn theo Luật Giao thông đường bộ 2008.

Vì vậy, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn. Trường hợp thổi có nồng độ cồn mặc dù không uống, người dân cần bình tĩnh và thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông sẽ có các biện pháp nghiệp vụ để xác minh rằng người điều khiển phương tiện có vi phạm nồng độ cồn hay không.

Cụ thể, tại các chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế thường sẽ được kiểm tra tuần tự theo hai bước là định tính và định lượng.

Theo đó, trường hợp người dân không sử dụng rượu, bia nhưng thiết bị đo vẫn báo vi phạm thì bạn có thể đề nghị CSGT cho mình thổi lại lần nữa, đổi thiết bị khác hoặc cũng có thể chờ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 - 15 phút) để kiểm tra lại

Ngoài ra, cũng có thể uống nước, súc miệng trước khi kiểm tra lại bằng thiết bị đo nồng độ cồn để chứng minh bản thân không sử dụng rượu, bia.

Nếu người dân đã thực hiện các biện pháp trên, tuy nhiên kết quả đo qua hơi thở vẫn chưa rõ ràng thì có thể yêu cầu CSGT đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định.

Cần làm gì khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Có quyền yêu cầu được xét nghiệm máu hay không?

Không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn được quyền yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu không? (Hình từ Internet)

Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo quy định pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Cơ sở y tế như thế nào mới đủ điều kiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Cơ sở y tế đủ điều kiện trong trường hợp này là cơ sở y tế được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, cụ thể:

Điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây:
1. Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.
2. Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.
3. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Như vậy, cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đủ các điều kiện sau đây:

- Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu

- Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm

- Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu

Lưu ý: Lực lượng chức năng sẽ không công nhận kết quả mà người điều khiển phương tiện tự đi xét nghiệm.

Nồng độ cồn TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ CỒN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Pháp luật
Thổi nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp bị phạt bao nhiêu? Có được tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt không?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở? Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,4 miligam/ 1 lít khí thở là bao nhiêu? Mức phạt tiền cụ thể được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,35 miligam/ 1 lít khí thở là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn dưới 0,35 tước bằng bao lâu?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,5 miligam/1 lít khí thở là bao nhiêu? Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu?
Pháp luật
Người điều khiển xe máy không có bằng lái xe và có nồng độ cồn trong người chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu nghiên cứu nghiên cứu tăng nặng xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Chỉ thị 10/CT-TTg như thế nào?
Pháp luật
Mức nồng độ cồn tối thiểu và mức nồng độ cồn tối đa khi lái xe là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn cố tình không nộp phạt có phải đóng lãi?
Pháp luật
Nồng độ cồn xe máy bao nhiêu thì không bị phạt? Nồng độ cồn xe máy bao nhiêu thì bị phạt 7 triệu đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nồng độ cồn
25 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nồng độ cồn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nồng độ cồn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào