Hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hợp tác xã có phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tại thời điểm góp vốn hay không?
- Hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt khi hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã bao lâu?
Hợp tác xã có phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tại thời điểm góp vốn hay không?
Hợp tác xã có phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tại thời điểm góp vốn hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
2. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
d) Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ.
Như vậy hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
Hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm c khoản 1 và điểm b khoản 4 Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của Điều lệ hoặc thời hạn góp đủ vốn vượt quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định;
c) Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên;
d) Sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký trong trường hợp không huy động đủ số vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
...
Theo đó hợp tác xã không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra hợp tác xã buộc phải cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã.
Thời hiệu xử phạt khi hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã bao lâu?
Thời hiệu xử phạt khi hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
...
Như vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp đối với hợp tác xã không không cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?