Hợp tác xã khi thay đổi những thông tin gì thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước? Thực hiện đăng ký thay đổi như thế nào?
Hợp tác xã khi thay đổi những thông tin gì thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
Đăng ký thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi giấy đề nghị đăng ký thay đổi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung giấy đề nghị đăng ký thay đổi gồm có:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Nội dung đăng ký thay đổi.
Kèm theo giấy đề nghị đăng ký thay đổi phải có nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.
Theo đó, nếu hợp tác xã thực hiện thay đổi một trong những thông tin sau đây thì phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan đăng ký hợp tác xã:
- Thay đổi tên;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
- Thay đổi ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;
- Thay đổi vốn điều lệ;
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Thay đổi tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã.
Thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP thì việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã được thực hiện như sau:
Bước 01: Hợp tác xã gửi giấy đề nghị đăng ký thay đổi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã
Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi giấy đề nghị đăng ký thay đổi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Nội dung giấy đề nghị đăng ký thay đổi gồm có:
- Tên hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;
- Nội dung đăng ký thay đổi.
Lưu ý: Kèm theo giấy đề nghị đăng ký thay đổi phải có nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã.
Bước 02: Cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện đăng ký thay đổi cho hợp tác xã
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký thay đổi của hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện đăng ký thay đổi cho hợp tác xã.
Tải Mẫu giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã tại đây: tại
Thành viên hợp tác xã sẽ có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012 thì thành viên hợp tác xã sẽ có những nghĩa vụ sau đây:
Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?