Hợp tác truyền thông là gì? Mẫu Email mời hợp tác truyền thông chuyên nghiệp? Cách viết thế nào?
Hợp tác truyền thông là gì? Mẫu Email mời hợp tác truyền thông chuyên nghiệp?
Hợp tác truyền thông là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân nhằm cùng nhau xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông chung. Mục tiêu của việc hợp tác này có thể bao gồm:
- Quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm.
- Tăng cường nhận diện thương hiệu.
- Tổ chức sự kiện chung.
- Chia sẻ nguồn lực và thông tin.
- Mở rộng đối tượng khách hàng.
* Dưới đây là một số mẫu Email mời hợp tác truyền thông có thể tham khảo:
Tải về Mẫu email mời hợp tác truyền thông (1)
Tải về Mẫu email mời hợp tác truyền thông (2)
Tải về Mẫu email mời hợp tác truyền thông (3)
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hợp tác truyền thông là gì? Mẫu Email mời hợp tác truyền thông chuyên nghiệp? Cách viết thế nào? (Hình từ Internet)
Cách viết Email mời hợp tác truyền thông thế nào? 16 hành bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo?
Khi bắt đầu viết email để gửi trước hết người viết cần phải ghi tiêu đề của thư, phần tiêu đề này người nhận thư sẽ biết đó là thư gì của ai chuyển đến. Nếu không ghi phần tiêu đề, người nhận được thư rất dễ bỏ qua vì không phải ai cũng có thời gian để kiểm tra từng thư trong hòm thư email.
Cấu trúc nội dung của thư email như sau:
- Phần mở đầu: ví dụ: Dear.., Kính gửi..., Hi...
Chào hỏi cá nhân/tổ chức nhận email sao cho đúng đối tượng và phù hợp với quan hệ các bên, ngắn gọn và rõ ràng..
- Phần nội dung: Các thông tin trong thư phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic, đầy đủ các thông tin cần cung cấp. Sau đó nêu rõ lý do mời hợp tác và đưa ra lời đề nghị cũng như mong muốn về mục đích của việc gửi email.
Chi tiết về đề xuất như sau:
+ Hình thức hợp tác (sự kiện, chiến dịch, v.v.).
+ Lợi ích cụ thể cho cả hai bên.
- Phần kết thúc: Phần cuối của thư thông thường gửi lời cảm ơn và thể hiện mong đợi nhận phản hồi.
- Phần chữ ký: Đây là phần được thiết kế để ghi lại các thông tin liên hệ để tiện cho việc trao đổi khi cần thiết. Cũng là phần thể hiện tính chuyên nghiệp của cá nhân, công ty.
- File đính kèm (nếu có): Ghi tên file bằng tiếng Việt đúng chính tả, ngắn gọn, bao quát nội dung.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
16 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
(1) Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
(2) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
(3) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
(4) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
(5) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
(6) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
(7) Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
(8) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
(9) Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
(10) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
(11) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(12) Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(13) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(14) Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
(15) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
(16) Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Người tiêu dùng có nghĩa vụ gì khi phát hiện sản phẩm hàng hóa dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
3. Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.
4. Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
5. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?