Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng này thì thực hiện cơ chế nào?

Tôi có câu hỏi là hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng này thì thực hiện cơ chế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Long An.

Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì?

Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung được giải thích tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

Giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung
1. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (sau đây viết tắt là hợp đồng tập trung) là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo Bản ghi nhớ, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Công Thương tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan và chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
a) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung;
b) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất;
c) Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo Bản ghi nhớ, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

xuất khẩu gạo

Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là gì? (Hình từ Internet)

Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung thì thực hiện cơ chế nào?

Hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung thì thực hiện cơ chế theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

Giao dịch, đàm phán, dự thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung
3. Trường hợp từ 02 thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên.
4. Trách nhiệm của thương nhân đầu mối trong giao dịch, đàm phán hoặc dự thầu và ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
a) Chủ động theo dõi tình hình thị trường, kịp thời nắm thông tin nhu cầu giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu gạo hoặc tổ chức các đợt đấu thầu nhập khẩu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
b) Trên cơ sở cân đối cung cầu và khả năng, thương nhân chủ động xây dựng phương án giao dịch, dự thầu, tự quyết định mức giá chào đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và tự chịu trách nhiệm về hợp đồng ký kết;
c) Báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về khả năng giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu, khả năng cân đối nguồn hàng và các vấn đề khác có liên quan để bảo đảm thực hiện hợp đồng; kết quả giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc kết quả dự thầu và phương án tổ chức thực hiện hợp đồng;
d) Bảo đảm việc thực hiện hợp đồng tập trung đã ký kết; thực hiện chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu được trả lại hoặc không thực hiện hoặc không có thương nhân nào nhận ủy thác xuất khẩu.
5. Thương nhân đầu mối ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng. Trường hợp thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Công Thương quy định việc phân bổ 20% lượng gạo trong hợp đồng cho các thương nhân đầu mối.
Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 6 Điều này và quy định do Bộ Công Thương ban hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ số lượng gạo 80% còn lại của hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác để thực hiện ủy thác xuất khẩu.

Như vậy, theo quy định trên thì hai thương nhân được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên.

Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên trong kinh doanh xuất khẩu gạo được thực hiện như thế nào?

Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên trong kinh doanh xuất khẩu gạo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BCT như sau:

(1) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt đấu thầu.

Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên kiến nghị không tham gia thì phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương, thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.

(2) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên, thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.

Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được tính là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên chính thức của mình.

(3) Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không tham gia đợt đấu thầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác tham gia giao dịch, dự thầu.

(4) Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự thầu.

Xuất khẩu gạo Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu gạo:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay?
Pháp luật
Kinh doanh xuất khẩu gạo phải có bao nhiêu cơ sở chế biến gạo? Chuẩn bị mấy bộ hồ sơ khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Pháp luật
Gạo hữu cơ được hiểu như thế nào? Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ có cần xin Giấy chứng nhận hay không?
Pháp luật
Muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có cần phải có kho hay không? Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có phải thực hiện dự trữ lưu thông hay không?
Pháp luật
Mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường đến năm 2030 là bao nhiêu %?
Pháp luật
Để đủ điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân có thể thuê kho chứa thóc gạo hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần sở hữu tối thiểu bao nhiêu kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ai có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo? Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu gạo
1,210 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu gạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu gạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào