Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là gì? Việc thế chấp tài sản cho khoản vay này thực hiện thế nào?
Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là gì?
Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (sau đây gọi tắt là Hợp đồng thế chấp tài sản) là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính theo phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh: là tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và tài sản khác thuộc sở hữu của Bên thế chấp, quyền sử dụng đất của Bên thế chấp được đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của Bên thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Công ty kiểm toán độc lập: là công ty kiểm toán thuộc danh sách Công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng do Bộ Tài chính công bố hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Các từ ngữ khác đã được quy định tại Luật Quản lý nợ công, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được sử dụng theo định nghĩa đó.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính theo phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là gì? (Hình từ Internet)
Việc thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
Việc thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng
1. Việc thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện đối với toàn bộ tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, thông qua việc ký kết một hoặc nhiều Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp theo tính chất của từng loại tài sản thế chấp để đảm bảo việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập nếu có tài sản phát sinh mới hoặc thay thế trong năm, được hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện đối với toàn bộ tài sản hình thành từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, thông qua việc ký kết một hoặc nhiều Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng giữa Bên nhận thế chấp và Bên thế chấp theo tính chất của từng loại tài sản thế chấp để đảm bảo việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại đâu?
Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Hợp đồng thế chấp tài sản phải được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên thế chấp báo cáo Bộ Tài chính ngay trong hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ có liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
4. Bên thế chấp chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?