Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được lập dưới dạng hợp đồng điện tử không? Hợp đồng phải có những nội dung gì?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được lập dưới dạng hợp đồng điện tử hay không?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được đề cập tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại không bắt buộc phải lập thành văn bản mà có thể lập dưới các hình thức khác miễn sao có giá trị pháp lý tương đương với văn bản.
Dẫn chiếu đến Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 và Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như sau:
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Theo quy định này thì giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hay nói cách khác, hợp đồng dù được lập dưới dạng điện tử thì vẫn có giá trị pháp lý như bản giấy.
Như vậy, từ những quy định này có thể kết luận hợp nhượng quyền thương mại có thể được lập dưới dạng hợp đồng điện tử.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được lập dưới dạng hợp đồng điện tử không? Hợp đồng phải có những nội dung gì? (hình từ internet)
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải có những nội dung nào?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải có những nội dung được nêu tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải có những nội dung sau:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại (chỉ mang tính chất tham khảo): Tại đây
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong trường hợp nào?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong trường hợp được nêu tại Điều 13 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong trường hợp sau:
Trường hợp 01: Bên nhận quyền chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005.
Trường hợp 02: Bên nhượng quyền chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
- Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?