Hợp đồng mua bán được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam? Hợp đồng có hiệu lực được xác lập khi nào?
Hợp đồng được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng được hiểu như sau:
"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Như vậy, hai bên khi muốn xác nhận quyền và nghĩa vụ của nhau thì được thể hiện bằng hình thức ký hợp đồng.
Chủ thể thỏa thuận về các điều khoản ghi trên hợp đồng, tự mình chịu trách nhiệm về việc xác lập hợp đồng đó.
Các thỏa thuận không trái với tiêu chuẩn đạo đức xã hội.
Hợp đồng mua bán cũng là một loại hợp đồng.
Hợp đồng mua bán có hiệu lực được xác lập khi nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mua bán muốn có hiệu lực thì phải thỏa các điều kiện gì?
Việc xác định hợp đồng mua bán (hợp đồng nói chung) có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu rất quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đối với các bên.
Do đó, các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý những điều kiện sau để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực:
- Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của chủ thể hợp đồng là pháp nhân khá khó.
Ví dụ: Văn phòng đại diện công ty không được quyền đại diện công ty ký kết hợp đồng với mục đích thực hiện chức năng kinh doanh của công ty, cụ thể quy định tại Điều 16, Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự."
Về thực tế chúng ta thấy rằng khi có tranh chấp liên quan đến năng lực dân sự, năng lực hành vi của pháp nhân ký kết hợp đồng thường phát sinh chủ yếu từ việc công ty ủy quyền cho chi nhánh đại diện giao kết hợp đồng.
Nên khi ở vào tình huống tương tự thì nên cẩn trọng trong việc xác định thẩm quyền đại diện của chi nhánh công ty để việc ký kết hợp đồng có hiệu lực.
Bởi quy định pháp luật về đại diện tại luật thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 không hoàn toàn giống nhau.
- Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
- Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Quy định này là điều khoản thường được các bên áp dụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong việc giải quyết tranh chấp trong đó bao gồm cả tuyên bố vô hiệu hợp đồng đã được công chứng.
- Thứ tư, hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật. Khi hợp đồng không đảm bảo về mặt hình thức thì khi xem xét hợp đồng vô hiệu cơ quan tài phán vẫn phải căn cứ nội dung đã được các bên thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đến thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Như vậy, hợp đồng nói chung hay hợp đồng mua bán nói riêng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Các loại hợp đồng mua bán thường dùng hiện nay là gì?
Tùy theo đối tượng ký kết mà có nhiều loại hợp đồng được xác lập theo quy định của các luật khác, căn cứ theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại hợp đồng chủ yếu như sau:
Hợp đồng mua bán gồm các loại chủ yếu sau đây:
"Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định."
Tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi."
Hai bên cùng nhau thỏa thuận về phụ lục hợp đồng, phụ lục hợp đồng không làm thay đổi giá trị hiệu lực hợp đồng chính trừ trường hợp có thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?
- Cháu nội và cháu ngoại có cùng hàng thừa kế không? Cháu nội có được hưởng thừa kế nhiều hơn cháu ngoại không?
- Khi gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu cần làm gì?