Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật?
Hợp đồng hứa thưởng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hứa thưởng
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối chiếu với các quy định trên, hợp đồng hứa thưởng có thể hiểu là một thỏa thuận pháp lý, trong đó một bên (người hứa thưởng) cam kết sẽ trao phần thưởng cho bên còn lại (người nhận thưởng) khi họ thực hiện được một hành động hoặc đạt được một kết quả nhất định theo các điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng.
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng hứa thưởng (mẫu hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo)
Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, hợp đồng hứa thưởng có thể hiểu là một giao dịch dân sự.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng hứa thưởng được xác lập;
- Chủ thể tham gia vào hợp đồng hứa thưởng là hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng hứa thưởng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng trong hợp đồng hứa thưởng không?
Căn cứ Điều 571 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc rút lại tuyên bố hứa thưởng như sau:
Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Như vậy, người hứa thưởng chỉ được rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc theo hợp đồng.
Và việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Lưu ý: Việc trả thưởng được quy định tại Điều 572 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
(2) Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
(3) Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
(4) Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật nước nào?
Căn cứ quy định tại Chương XXVI Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định như sau:
(1) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (Điều 673 Bộ luật Dân sự 2015)
(i) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
(ii) Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
(2) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều 674 Bộ luật Dân sự 2015)
(i) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại điểm (ii).
(ii) Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
(iii) Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Lưu ý:
(1) Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định như sau:
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
(2) Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ghi mã số thuế cá nhân của người mua khi xuất hóa đơn bán hàng? Trường hợp có sai sót mã số thuế thì xử lý thế nào?
- Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện dựa vào căn cứ nào?
- Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
- Thông tư 14/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp thế nào?
- Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán? Tải về mẫu đơn tình nguyện làm Thẩm phán mới nhất hiện nay?