Hợp đồng dự án PPP là văn bản thỏa thuận giữa những ai? Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP?
Hợp đồng dự án PPP là văn bản thỏa thuận giữa những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng để lụa chọn nhà đầu tư, bao gồm các yêu cầu để thực hiện dự án làm căn cứ để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và đàm phán hợp đồng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.
16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
17. Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
...
Như vậy, hợp đồng dự án PPP là văn bản thỏa thuận giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
Văn bản này thỏa thuận về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Cũng theo quy định trên, hợp đồng dự án PPP gồm các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);
- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);
- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);
- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);
- Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Hợp đồng dự án PPP là văn bản thỏa thuận giữa những ai? Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP gồm những cơ quan nào?
Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP gồm những cơ quan nào thì tại Điều 5 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).
(2) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản (1);
- Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản (4).
(3) Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản (1) hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền.
(4) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP được quy định thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, cụ thể như sau:
- Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
- Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?