Hợp đồng của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên ở Cần Thơ ký hợp đồng với công ty TNHH 1 thành viên có trụ sở tại Hưng Yên, chủ sở hữu là người có quốc tịch Anh. Hợp đồng trên có phải là hợp đồng có yếu tố nước ngoài không?
- Xác định yếu tố nước ngoài trong giao dịch dân sự
- Những quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
- Quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực như thế nào?
- Hợp đồng của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên ở Cần Thơ ký hợp đồng với công ty TNHH 1 thành viên có trụ sở tại Hưng Yên, chủ sở hữu là người có quốc tịch Anh. Hợp đồng trên có phải là hợp đồng có yếu tố nước ngoài không?
Xác định yếu tố nước ngoài trong giao dịch dân sự
Tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Những quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
Tại Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài cụ thể:
- Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
+ Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực như thế nào?
Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
* Giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Hợp đồng của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên ở Cần Thơ ký hợp đồng với công ty TNHH 1 thành viên có trụ sở tại Hưng Yên, chủ sở hữu là người có quốc tịch Anh. Hợp đồng trên có phải là hợp đồng có yếu tố nước ngoài không?
Theo Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 663. Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."
Hợp đồng giữa hai công ty, hai bên tham gia hợp đồng là hai công ty. Hai công ty này đều thành lập theo pháp luật Việt Nam, là pháp nhân Việt Nam, do đó, hợp đồng này không phải là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Chủ thể tham gia hợp đồng ở đây không phải là chủ sở hữu (người nước ngoài).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?