Hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư có cần phải công chứng chứng thực hay không theo quy định?
Hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư có cần phải công chứng chứng thực hay không theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Theo quy định nêu trên, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Do đó, hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư có cần phải công chứng chứng thực hay không theo quy định? (Hình từ Internet).
Hợp đồng cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê nhà nguyên căn do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp cho thuê mua nhà ở.
- Thời gian cho thuê mua nhà ở;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Đối tượng nào được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:
Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư
1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
...
Như vậy, đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
- Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?