Hợp đồng bảo dưỡng ô tô là gì? Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô có trách nhiệm gì?
Hợp đồng bảo dưỡng ô tô là gì?
Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 giải thích về hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời, căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thu hồi ô tô thải bỏ là việc tiếp nhận, thu gom ô tô thải bỏ để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
7. Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
8. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
9. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu là ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam.
...
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng bảo dưỡng ô tô là sự thỏa thuận giữa cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô với khách hàng trong việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
Hợp đồng bảo dưỡng ô tô là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 116/2017/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khi khách hàng đưa xe tới địa điểm của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
(2) Thực hiện bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng chế độ bảo hành, bảo dưỡng do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô quy định.
(3) Phối hợp cùng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong quá trình thực hiện việc triệu hồi ô tô theo quy định.
(4) Thực hiện việc đào tạo, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, kỹ thuật viên theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
(5) Duy trì tình trạng hoạt động của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
(6) Chấp hành việc kiểm tra giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
(7) Trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có trách nhiệm giải quyết, hoàn thiện đầy đủ tất cả các công việc chưa hoàn thành tính đến thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận với khách hàng và phải chịu trách nhiệm với tất cả những công việc đó trong suốt thời gian bảo hành theo cam kết của Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
(8) Trong quá trình bảo hành, bảo dưỡng, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra đột xuất các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong trường hợp nào?
Việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 116/2017/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
1. Kiểm tra, giám sát định kỳ
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trên, phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra đột xuất Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan kiểm tra nhận được văn bản khiếu nại có căn cứ của khách hàng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng về các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
b) Cơ quan kiểm tra nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng vi phạm các quy định tại Nghị định này hoặc vi phạm các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
c) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
3. Nội dung đánh giá: Cơ quan kiểm tra đánh giá việc duy trì hoạt động tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận. Nội dung đánh giá sẽ căn cứ vào các số liệu đánh giá của lần đầu và các năm trước đó, Báo cáo tình hình hoạt động của Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) và báo cáo về sự thay đổi (nếu có) của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra đột xuất các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau đây:
(1) Cơ quan kiểm tra nhận được văn bản khiếu nại có căn cứ của khách hàng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô về các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
(2) Cơ quan kiểm tra nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng vi phạm các quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP hoặc vi phạm các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
(3) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?