Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ cần bảo đảm bao nhiêu % giá trị khoản vay lại?
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ cần bảo đảm bao nhiêu % giá trị khoản vay lại?
- Giá trị tài sản bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ xác định như thế nào?
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay có bắt buộc phải được ký kết trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại không?
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ cần bảo đảm bao nhiêu % giá trị khoản vay lại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên bảo đảm hoặc Cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
...
Như vậy, hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải thực hiện bảo đảm toàn bộ 100% giá trị khoản vay lại.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ cần bảo đảm bao nhiêu % giá trị khoản vay lại? (Hình từ Internet)
Giá trị tài sản bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
...
6. Bộ Tài chính hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc Cơ quan cho vay lại kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm
theo quy định của pháp luật.
7. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định:
a) Theo giá trị sổ sách do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
b) Theo nguyên tắc của Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay, Bên bảo đảm có trách nhiệm bổ sung tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay.
8. Tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được chia sẻ theo tỷ lệ chia sẻ rủi ro tín dụng giữa cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ Tài chính chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính là bên nhận toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại.
...
Như vậy, giá trị tài sản bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ xác định theo:
(1) Giá trị sổ sách do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
(2) Nguyên tắc của Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay, Bên bảo đảm có trách nhiệm bổ sung tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được chia sẻ theo tỷ lệ chia sẻ rủi ro tín dụng giữa cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính.
Trường hợp Bộ Tài chính chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, Bộ Tài chính là bên nhận toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay có bắt buộc phải được ký kết trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm chậm nhất trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại.
2. Trường hợp không thể ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan, các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân. Các bên thực hiện việc ký kết trước đợt rút vốn thứ hai.
3. Trường hợp các bên không ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bên nhận bảo đảm báo cáo Bộ Tài chính tạm dừng khoản rút vốn tiếp theo cho người vay lại (Bên bảo đảm) hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định thì hợp đồng bảo đảm tiền vay có bắt buộc phải được ký kết chậm nhất trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại.
Tuy nhiên, trường hợp không thể ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan, các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân. Các bên thực hiện việc ký kết trước đợt rút vốn thứ hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?