Họp điều tra tai nạn lao động không có đại diện của người lao động bị tai nạn thì có tiến hành được không?
- Họp điều tra tai nạn lao động không có đại diện của người lao động bị tai nạn thì có tiến hành được không?
- Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
- Khi người lao động bị tai nạn lao động sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động trong trường hợp nào?
Họp điều tra tai nạn lao động không có đại diện của người lao động bị tai nạn thì có tiến hành được không?
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể tại khoản 8 có nêu:
Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
8. Biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động phải gửi đến các cơ quan có thành viên trong Đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các nạn nhân hoặc thân nhân người bị tai nạn lao động.
...
Thêm vào đó, Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định:
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
..
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
..
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
...
Và khoản 6 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
...
Chiếu theo câu chữ quy định trên, người sử dụng lao động tổ chức cuộc họp và công bố công khai tại cuộc họp biên bản điều tra tai nạn lao động nhưng không có sự có mặt của người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn thì không đảm bảo quy định tại khoản 8 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 trích dẫn trên.
Quy định cũng không nêu nếu không có người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn thì người sử dụng lao động phải xử sự như thế nào.
Như vậy, người sử dụng lao động vẫn cần phải tổ chức cuộc họp đủ thành phần theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP trích dẫn trên để có thể công bố công khai tại cuộc họp Biên bản điều tra tai nạn lao động đúng quy định. Nếu không mời được thì vẫn phải tiến hành cuộc họp theo đúng thời hạn, nếu không sẽ có rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn cố ý không tham dự thì người sử dụng lao động có thể lưu lại chứng cứ chứng minh và liên hệ cơ quan chức năng - Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hỏi thêm ý kiến giải quyết.
Họp điều tra tai nạn lao động không có đại diện của người lao động bị tai nạn (Hình từ Internet)
Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
- Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
- Thi công công trình xây dựng.
- Đóng và sửa chữa tàu biển.
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
- Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
- Tái chế phế liệu.
- Vệ sinh môi trường.
Khi người lao động bị tai nạn lao động sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động trong trường hợp nào?
Tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về những trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?