Hộp chứa mực in thuộc loại chất thải công nghiệp phải kiểm soát hay chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Hộp chứa mực in thuộc loại chất thải công nghiệp phải kiểm soát hay chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022) quy định về Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
Hộp chứa mực in được chia làm 2 loại sau:
- Hộp chứa mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực): Là loại chất thải công nghiệp phải kiểm soát, ký hiệu KS, có mã chất thải là "08 02 04";
- Hộp chứa mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo) thải khác với các loại trên: Là loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, ký hiệu TT, có mã chất thải là "08 02 08".
Như vậy, cần căn cứ vào thành phần trong nguyên liệu sản xuất mực để xác định hộp chứa mực in thuộc loại chất thải công nghiệp phải kiểm soát hay chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Hộp chứa mực in thuộc loại chất thải công nghiệp phải kiểm soát hay chất thải rắn công nghiệp thông thường? (Hình từ Internet)
Chất thải công nghiệp thông thường dạng rắn phải được lưu giữ trực tiếp ở đâu?
Theo Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;
b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;
c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;
b) Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
c) Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;
d) Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.
4. Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;
c) Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
Căn cứ trên quy định chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, cụ thể:
- Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;
+ Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
+ Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;
+ Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;
+ Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
Đơn vị tính khối lượng chất thải là gì?
Theo Điều 25 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Đơn vị tính khối lượng chất thải
1. Khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là ki-lô-gam (viết tắt là kg).
2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là tấn.
Theo quy định khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác thống nhất sử dụng đơn vị tính là ki-lô-gam (viết tắt là kg).
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác thống nhất sử dụng đơn vị tính là tấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?