Hội Y tế công cộng Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Y tế công cộng Việt Nam?
Hội Y tế công cộng Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí. Tổ chức của Hội bao gồm:
1. Ở Trung ương: Hội Y tế công cộng Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (sau đây gọi chung là tỉnh) là Hội Y tế công cộng tỉnh.
3. Ở cơ sở: Chi hội; Các tổ chức cơ sở có từ 5 hội viên trở lên có thể thành lập Chi hội.
Ở tỉnh nếu có nhu cầu thì thành lập Hội Y tế công cộng tỉnh. Việc thành lập do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Hội ở tỉnh tán thành điều lệ Hội Y tế công cộng Việt Nam, làm đơn xin gia nhập thì được công nhận là Hội thành viên.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Y tế công cộng Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí.
Hội Y tế công cộng Việt Nam hoạt động dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Y tế công cộng Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Y tế công cộng Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc, nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội bất thường được triệu tập khi có trên 1/2 số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội yêu cầu. Thành phần, số lượng đại biểu dự đại hội do Ban chấp hành đương nhiệm của Trung ương Hội qui định.
Nhiệm vụ của Đại hội:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới.
- Thông qua, sửa đổi Điều lệ (nếu có)
- Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
- Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Y tế công cộng Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Ban Thường vụ Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Cơ quan thường trực của Ban chấp hành Trung ương Hội là Ban thường vụ, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và một số ủy viên, số lượng Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội.
Ban Thường vụ Hội có nhiệm vụ:
- Lãnh đạo thực hiện các quyết định của Ban chấp hành Trung ương Hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành.
- Công nhận Ban chấp hành Hội cấp tỉnh và cấp thẻ hội viên
- Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo qui định của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Theo dõi hoạt động của các Hội cấp tỉnh và các Tiểu ban chuyên môn.
- Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch và Tổng Thư ký, Ban thường vụ có thể triệu tập họp bất thường.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thường vụ Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Lãnh đạo thực hiện các quyết định của Ban chấp hành Trung ương Hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành.
- Công nhận Ban chấp hành Hội cấp tỉnh và cấp thẻ hội viên
- Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo qui định của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Theo dõi hoạt động của các Hội cấp tỉnh và các Tiểu ban chuyên môn.
- Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch và Tổng Thư ký, Ban thường vụ có thể triệu tập họp bất thường.
Ban kiểm tra của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Ban kiểm tra:
Ban chấp hành bầu ra ban kiểm tra, Ban kiểm tra có nhiệm vụ:
- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội, điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hội.
- Kiểm tra Hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh.
- Kiểm các hoạt động kinh tế, tài chính của hội và các tổ chức trực thuộc hội; xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban kiểm tra của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội, điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hội.
- Kiểm tra Hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh.
- Kiểm các hoạt động kinh tế, tài chính của hội và các tổ chức trực thuộc hội; xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?