Hội Xã hội học Việt Nam hoạt động với mục đích gì? Hội Xã hội học Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Hội Xã hội học Việt Nam hoạt động với mục đích gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Xã hội học Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của các tổ chức, công dân Việt Nam đã và đang làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, phổ biến và ứng dụng xã hội học trên phạm vi cả nước, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau tiến hành các hoạt động xây dựng, phát triển ngành xã hội học Việt Nam và góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nuớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo đó, Hội Xã hội học Việt Nam hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau tiến hành các hoạt động xây dựng, phát triển ngành xã hội học Việt Nam và góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nuớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hội Xã hội học Việt Nam (Hình từ Internert)
Hội Xã hội học Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự đảm bảo kinh phí; không vì mục đích lợi nhuận; quyết định theo đa số; tuân thủ quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, Hội Xã hội học Việt Nam tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, tự quản;
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
- Tự đảm bảo kinh phí;
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
- Quyết định theo đa số;
- Tuân thủ quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hội Xã hội học Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xã hội học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tổ chức các hoạt động của Hội theo đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội và các quy định của pháp luật.
2. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, phổ biến và ứng dụng tri thức xã hội học.
3. Nghiên cứu, tham gia các chương trình, dự án, tư vấn, phản biện, cung cấp các luận cứ khoa học về xã hội học nhằm trợ giúp Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến tri thức xã hội học, tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan, các trường học, các trung tâm, các cơ sở giáo dục đào tạo khác ở trong và ngoài nước đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xã hội học theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia tổ chức và thực hiện ứng dụng xã hội học phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong nước và quốc tế để trao đổi kiến thức, học thuật, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của Hội và góp phần thúc đẩy phát triển ngành xã hội học phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Xã hội học Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức các hoạt động của Hội theo đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội và các quy định của pháp luật.
- Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, phổ biến và ứng dụng tri thức xã hội học.
- Nghiên cứu, tham gia các chương trình, dự án, tư vấn, phản biện, cung cấp các luận cứ khoa học về xã hội học nhằm trợ giúp Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và xã hội của đất nước theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến tri thức xã hội học, tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan, các trường học, các trung tâm, các cơ sở giáo dục đào tạo khác ở trong và ngoài nước đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xã hội học theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tổ chức và thực hiện ứng dụng xã hội học phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong nước và quốc tế để trao đổi kiến thức, học thuật, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của Hội và góp phần thúc đẩy phát triển ngành xã hội học phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?