Hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể ứng cử vào Ủy ban Trung ương Hội hay không? Ủy ban có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể là tổ chức hay không?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1354/QĐ-BNV năm 2012 quy định về hội viên danh dự của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam như sau:
Hội viên
1. Hội viên chính thức, gồm: Hội viên cá nhân và hội viên tổ chức.
a) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam từ 18 đến 45 tuổi, doanh nhân của các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) được thành lập và đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, đều có thể được xét kết nạp làm hội viên của Hội. Những hội viên trên 45 tuổi nếu có nguyện vọng tiếp tục tham gia Hội do Đoàn Chủ tịch quy định.
b) Hội viên tổ chức: Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể được xét kết nạp làm hội viên tổ chức (hội thành viên) của Hội.
2. Hội viên danh dự
a) Công dân Việt Nam là các doanh nhân xuất sắc trong và ngoài nước, tiêu biểu của các ngành, các giới, có uy tín xã hội hoặc có khả năng đóng góp quan trọng làm tăng hiệu quả hoạt động Hội và nhiệt tình đóng góp xây dựng Hội có thể được mời làm hội viên danh dự của Hội.
b) Hội viên danh dự được tham gia các hoạt động của Hội nhưng không tham gia ứng cử, đề cử vào cơ quan lãnh đạo Hội và không tham gia biểu quyết các nghị quyết của Hội.
Theo quy định trên thì hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể là tổ chức.
Hội viên tổ chức sẽ bao gồm các Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật tự nguyện xin gia nhập Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.
Hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể ứng cử vào Ủy ban Trung ương Hội hay không? (Hình từ Internet)
Hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể ứng cử vào Ủy ban Trung ương Hội hay không?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1354/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam như sau;
Quyền của hội viên
1. Tham gia các hoạt động của Hội.
2. Được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
3. Được nhận sự hỗ trợ của Hội để phát triển kinh doanh, nâng cao kiến thức, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình. Được sử dụng các dịch vụ do Hội cung cấp với những điều kiện ưu đãi.
4. Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm theo quy định của pháp luật.
5. Được ra khỏi Hội khi không còn nguyện vọng hoặc điều kiện tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
Dẫn chiếu Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1354/QĐ-BNV năm 2012 có quy định như sau:
Ủy ban Trung ương Hội
1. Ủy ban Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 (hai) kỳ Đại hội, do Đại hội hiệp thương bầu và được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam công nhận. Trong nhiệm kỳ, Ủy ban Trung ương Hội có thể được bổ sung, thay thế ủy viên Ủy ban Trung ương Hội nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số lượng ủy viên được hiệp thương tại Đại hội.
Như vậy, hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có thể tham gia ứng cử vào Ủy ban Trung ương Hội.
Trong nhiệm kỳ, Ủy ban Trung ương Hội có thể được bổ sung, thay thế ủy viên Ủy ban Trung ương Hội nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số lượng ủy viên được hiệp thương tại Đại hội.
Ủy ban Trung ương Hội doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1354/QĐ-BNV năm 2012 thì khi hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam trở thành ủy viên Ủy ban Trung ương Hội sẽ có những quyền hạn sau:
(1) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội và Điều lệ Hội;
(2) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính hàng năm;
(3) Quyết định việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đai hội bất thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Điều lệ này; chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội;
(4) Quyết định Quy chế hoạt động của Ủy ban Trung ương Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
(5) Quyết định bổ sung, thay thế ủy viên Ủy ban Trung ương Hội;
(6) Quyết định thành lập và quản lý hoạt động của các đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Hội;
(7) Quyết định việc kết nạp hội viên, công nhận hội viên danh dự và xem xét kỷ luật hội viên;
(8) Ủy ban Trung ương Hội hiệp thương bầu Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên Đoàn Chủ tịch trong số ủy viên Ủy ban Trung ương Hội; Số lượng ủy viên Đoàn Chủ tịch do Ủy ban Trung ương Hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?