Hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hiệp hội không? Nếu được thì thủ tục ra khỏi Hiệp hội được quy định thế nào?
Hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hiệp hội không?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 về quyền lợi của hội viên như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Hội viên chính thức có các quyền sau đây:
a) Được cấp thẻ “Hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam”;
b) Được tham dự Đại hội, thảo luận, biểu quyết và bỏ phiếu tại Đại hội;
c) Được tự ứng cử hoặc đề cử ứng viên vào Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc các cơ quan trực thuộc Hiệp hội;
d) Tham gia các hoạt động của Hiệp hội theo nguyện vọng khi đáp ứng các điều kiện do Hiệp hội quy định;
đ) Được thông báo, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về hoạt động của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
e) Được Hiệp hội giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong các hoạt động liên quan đến nhiên liệu sinh học theo quy định của Hiệp hội;
g) Được quyền đề đạt ý kiến về các hoạt động của Hiệp hội hoặc các vấn đề có liên quan đến nhiên liệu sinh học. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu với các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng sản xuất, làm chuyên gia kỹ thuật;
h) Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ trong các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và được miễn, giảm các chi phí tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức (như đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo…) theo quy định của Hiệp hội và quy định của pháp luật.
i) Tạo điều kiện, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ khi Hội viên của hội gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và liên kết, hợp tác trong việc xây dựng nguồn nhân lực vận hành cho nhà máy của các hội viên;
k) Hợp tác phát triển và lành mạnh hóa thị trường sản phẩm cây trồng làm nguyên liệu sinh học trong nước, tạo giống cây trồng làm nhiên liệu sạch bệnh có năng suất cao. Phối hợp việc thu mua nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học, tránh cạnh tranh giá;
l) Được hưởng các quyền khác theo quy định của Hiệp hội và theo Điều lệ này;
m) Được xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia;
2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền đề cử, ứng cử vào Ban lãnh đạo Hiệp hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
Theo quy định trên, hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.
Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là gì?
Theo Điều 9 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Tuân thủ các quy định của Điều lệ, các nghị quyết Đại hội, quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội và các quy định khác do Hiệp hội ban hành.
2. Đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ, công việc do Ban Chấp hành Hiệp hội phân công nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của Hiệp hội được hiệu quả.
3. Phối hợp, hỗ trợ các hội viên khác nhằm tăng cường sự đoàn kết và vì sự vững mạnh của Hiệp hội.
4. Cung cấp cho Ban Chấp hành Hiệp hội những thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Hiệp hội.
Theo đó, hội viên Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Thủ tục ra khỏi Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam của hội viên được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 11 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 quy định về chấm dứt tư cách hội viên như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên
1. Tư cách hội viên đương nhiên bị chấm dứt nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hiệp hội tự giải thể hoặc bị giải thể;
b) Tổ chức hội viên của Hiệp hội bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản;
c) Bị tòa án tước quyền công dân;
d) Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội.
2. Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt theo quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội với sự nhất trí bằng văn bản của 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên trở lên khi hội viên đó vi phạm một trong các điều sau:
a) Hội viên vi phạm Điều lệ, các quy định, các nghị quyết của Đại hội và quyết định của Hiệp hội, gây tổn hại tới uy tín, danh dự, tài sản và tài chính của Hiệp hội;
b) Hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam, bị truy tố trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, thông lệ quốc tế về giao dịch, kinh doanh, cung cấp và phát triển các dịch vụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam;
c) Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hội viên, không đóng hội phí từ 01 năm trở lên.
3. Hội viên bị chấm dứt tư cách pháp nhân phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác phát sinh trước thời điểm bị chấm dứt tư cách hội viên và phải trả lại thẻ hội viên trước khi ra khỏi Hiệp hội.
4. Ban Thường vụ Hiệp hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ chấm dứt tư cách và xóa tên hội viên của Hiệp hội.
Như vậy, hội viên muốn ra khỏi Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam thì nộp đơn đến Ban Chấp hành Hiệp hội.
Hội viên bị chấm dứt tư cách pháp nhân phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác phát sinh trước thời điểm bị chấm dứt tư cách hội viên và phải trả lại thẻ hội viên trước khi ra khỏi Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?