Hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì? Phải thực hiện những nghĩa vụ nào?
Để gia nhập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
...
4. Điều kiện gia nhập Hiệp hội
Tổ chức và công dân Việt Nam muốn gia nhập Hiệp hội cần nộp hồ sơ gia nhập Hiệp hội tại Văn phòng Hiệp hội, gồm có:
a) Đơn gia nhập Hiệp hội;
b) Tờ khai trích ngang theo mẫu quy định;
c) Bản sao quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, tổ chức pháp nhân).
Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, chấp nhận đơn gia nhập và tổ chức kết nạp hội viên mới.
...
Theo đó, tổ chức và công dân Việt Nam muốn gia nhập Hiệp hội cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gia nhập Hiệp hội nộp tại Văn phòng Hiệp hội, gồm có:
- Đơn gia nhập Hiệp hội;
- Tờ khai trích ngang theo mẫu quy định;
- Bản sao quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, tổ chức pháp nhân).
Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, chấp nhận đơn gia nhập và tổ chức kết nạp hội viên mới.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Hình từ Internert)
Hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội
Quyền lợi của hội viên
1. Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
4. Được tham gia các chương trình của Hiệp hội như:
a) Nhận thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham gia, khảo sát ở trong và ngoài nước.
b) Tham gia các chương trình, dự án, dịch vụ công, đề tài nghiên cứu do Hiệp hội chủ trì.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này; Thực hiện các nghị quyết của Hiệp hội; Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
6. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội: đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
7. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
8. Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ đối với các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
9. Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội theo các thủ tục của quy chế và điều lệ Hiệp hội.
10. Đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí đầy đủ theo quy định.
Theo đó, hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được hưởng những quyền lợi như sau:
- Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự đại hội của Hiệp hội.
- Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
- Được tham gia các chương trình của Hiệp hội như:
+ Nhận thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham gia, khảo sát ở trong và ngoài nước.
+ Tham gia các chương trình, dự án, dịch vụ công, đề tài nghiên cứu do Hiệp hội chủ trì.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này; Thực hiện các nghị quyết của Hiệp hội; Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
- Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội: đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
- Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
- Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ đối với các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
- Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội theo các thủ tục của quy chế và điều lệ Hiệp hội.
- Đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí đầy đủ theo quy định.
Hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ, nghị quyết Đại hội và quyết định của Ban chấp hành và Ban Thường vụ Hiệp hội, pháp luật của nhà nước.
2. Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội và sinh hoạt đều đặn trong tổ chức Hiệp hội.
3. Đoàn kết, hợp tác giúp đỡ các hội viên khác để cùng nhau xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng phát triển vững mạnh.
4. Đóng hội phí và các khoản thu khác đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
5. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết và kịp thời để phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
6. Bảo vệ danh dự, quyền lợi của Hiệp hội và hội viên trong Hiệp hội khi hoạt động nghề nghiệp và công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
7. Không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, ngoại trừ khi thực hiện nhiệm vụ do Hiệp hội phân công.
8. Tích cực tuyên truyền và phát triển hội viên mới.
Theo đó, hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ, nghị quyết Đại hội và quyết định của Ban chấp hành và Ban Thường vụ Hiệp hội, pháp luật của nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội và sinh hoạt đều đặn trong tổ chức Hiệp hội.
- Đoàn kết, hợp tác giúp đỡ các hội viên khác để cùng nhau xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng phát triển vững mạnh.
- Đóng hội phí và các khoản thu khác đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết và kịp thời để phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
- Bảo vệ danh dự, quyền lợi của Hiệp hội và hội viên trong Hiệp hội khi hoạt động nghề nghiệp và công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, ngoại trừ khi thực hiện nhiệm vụ do Hiệp hội phân công.
- Tích cực tuyên truyền và phát triển hội viên mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?